Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Tranh chấp thương mại quốc tế (TMQT) là các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ TMQT. 

Dựa vào chủ thể và đối tượng của tranh chấp, chia thành 2 loại:

Tranh chấp TMQT công

  • Là tranh chấp giữa các thực thể công về việc xây dựng và thực thi các chính sách thương mại như thuế xuất nhập khẩu, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ.
  • Phát sinh khi một hoặc nhiều thực thể công cho rằng một thực thể công nào đó ban hành hoặc thực hiện chính sách thương mại không phù hợp hoặc không thực thi các nghĩa vụ đã cam kết với các thực thể công kia.
  • Phát sinh trên cơ sở: khiếu kiện vi phạm, không vi phạm, tình huống.

Tranh chấp TMQT tư

  • Là tranh chấp TMQT giữa các thương nhân hoặc giữa thương nhân với chính phủ quốc gia.
  • Phát sinh do tự thân các bên tranh chấp, hoặc sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật, sự xa cách về mặt địa lý vốn có giữa các bên chủ thể.
  • Xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu liên quan tới hợp đồng TMQT.

Đầu tư quốc tế (Foreign Investment) là gì?

Các phương thức giải quyết tranh chấp TMQT công

Tham vấn: Tham vấn có thể là một phương thức giải quyết tranh chấp TMQT độc lập hoặc là một bước trong 1 cơ chế giải quyết tranh chấp nào đó (DSB). Bản chất là việc các bên tự thương lượng với nhau bằng cách đưa ra yêu cầu tham vấn và trả lời tham vấn để cùng tìm ra và thống nhất giải pháp giải quyết tranh chấp phát sinh. 

VD: Điều 5 chương VII hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì quy định về phương thức tham vấn như 1 phương thức giải quyết tranh chấp độc lập. 

Môi giới: Môi giới là phương thức giải quyết tranh chấp trong đó bên thứ ba (bên môi giới) trợ giúp các bên tranh chấp trao đổi, đối thoại, khởi tạo các cuộc đàm phán để thống nhất giải pháp giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp thông qua phương thức môi giới là tự nguyện giữa các bên và bên môi giới phải thích hợp đối với các bên tranh chấp –  thường là quốc gia, cá nhân có uy tín đối với các bên. Khi các cuộc thương lượng giữa các bên tranh chấp bắt đầu, vai trò của bên môi giới coi như chấm dứt.

Trung gian/ hòa giải: các bên tranh chấp sẽ nhất trí lựa chọn bên thứ ba để hỗ trợ, tư vấn các bên tranh chấp trong việc xử lý các vấn đề còn khác biệt, tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp. Đối với các tranh chấp TMQT công, cũng giống như bên môi giới, bên trung gian/ hòa giải viên thường phải là quốc gia/ cá nhân có uy tín

VD: Điều 118 hiệp định đối tác kinh tế VN – Nhật Bản quy định về môi giới, trung gian, hòa giải

Trọng tài (Arbitration): một hội đồng trọng tài gồm 01 hay nhiều trọng tài viên sẽ xem xét, phân tích vụ việc và đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ và thực hiện. Đây phương thức thường được quy định trong các FTA thế hệ mới, cơ chế QGTC khu vực và trong quy định của WTO.

Cơ chế riêng biệt: Các tranh chấp TMQT công có thể được giải quyết thông qua một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, v.v. Các cơ chế này được quy định một cách chặt chẽ (các bước/giai đoạn giải quyết, yêu cầu cụ thể cho từng giai đoạn/giai đoạn giải quyết…) được áp dụng cho các tranh chấp phát sinh giữa các thực thể công là tv của tổ chức QT có liên quan. 

Các phương thức Giải quyết tranh chấp TMQT tư

Toà án: các thương nhân đưa tranh chấp ra toà án – CQ tài phán sử dụng quyền lực Nhà nước để giải quyết và đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải tuân thủ và thi hành. Thẩm quyền xét xử và thủ tục giải quyết tranh chấp của toà án không phụ thuộc vào thoả thuận của các bên mà phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật quốc gia.

  • Luật áp dụng: vô cùng phức tạp, gồm: (i) pháp luật quốc gia (pháp luật nước sở tại (địa điểm nơi đặt toà án) hoặc pháp luật nước ngoài); (ii) điều ước quốc tế (các vấn đề liên quan tới nội dung tranh chấp trong trường hợp tranh chấp phát sinh từ một số loại hợp đồng đặc thù, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG)
  • Công nhận phán quyết: PQ của TA nếu muốn được công nhận và thi hành ở các QG khác thì cần phải được công nhận và thi hành theo thủ tục được quy định tại PL QG đó. 
  • Theo PL Việt Nam, Toà kinh tế trực thuộc Toà án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp TM có yếu tố nước ngoài. Luật áp dụng đối với thủ tục GQTC tại Toà án Việt Nam là PL tố tụng Việt Nam, cụ thể là Bộ luật TTDS Việt Nam năm 2015.

Các phương thức GQTC ngoài toà án: ADR là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, gồm: thương lượng, trung gian/hòa giải và trọng tài. Tuy nhiên, một số phương thức ADR cũng được coi như một bước bắt buộc hoặc được khuyến khích thực hiện trong quá trình xét xử tại TA khi giải quyết các tranh chấp TM trong nước cũng như QT đó là trung gian/hòa giải và thương lượng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.