Tranh chấp Thương mại quốc tế (TMQT) là gì ?
Tranh chấp TMQT là các mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế. Một tranh chấp TMQT có thể được căn cứ vào chủ thể trong tranh chấp để được phân loại thành tranh chấp giữa quốc gia – quốc gia; tranh chấp giữa thương nhân – thương nhân; hoặc tranh chấp giữa quốc gia – cư nhân.
Trường hợp căn cứ vào vấn đề tranh chấp để phân loại các tranh chấp TMQT, có các loại sau: Tranh chấp hiệp định, tranh chấp hợp đồng, tranh chấp nội bộ, tranh chấp về cạnh tranh.
Phương thức giải quyết tranh chấp về TMQT
Một tranh chấp thương mại quốc tế có thể được giải quyết bằng (1) phương thức khởi kiện (adjudicative or litigation process) hoặc (2) Các phương thức thay thế khác (non-adjudicative methods or ADR).
Về Phương thức khởi kiện
Đối với tranh chấp tư: phương thức khởi kiện là việc giải quyết tranh chấp trước Toà án quốc gia
Đối với tranh chấp công: phương thức khởi kiện là việc giải quyết tranh chấp trước các cơ quan tài phán công mang tính thiết chế (toà án quốc tế, toà án công lý quốc tế, DSB, …)
Về các phương thức thay thế khác
Là việc giải quyết tranh chấp theo các phương thức thay thế cho phương thức khởi kiện. Đối với tranh chấp tư: được gọi là phương thức ADR (toà án, thương lượng, hoà giải) hoặc phương thức không xét xử; Đối với tranh chấp công: gọi là phương thức ngoại giao. Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế: thương lượng/đàm phán (thương nhân), tham vấn/đàm phán (quốc gia), hoà giải, trung gian, môi giới, trọng tài.
Chế tài giải quyết tranh chấp TMQT
Chế tài trong giải quyết tranh chấp TMQT là các biện pháp áp dụng với những chủ thể hoạt động thương mại quốc tế có hành vi không đúng với các nguyên tắc, chuẩn mực hay các quy phạm chung của thương mại quốc tế, gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho các chủ thể khác.
Để phân loại, căn cứ vào chủ thể: chế tài áp dụng cho quốc gia, thương nhân, cho các chủ thể khác. Nếu căn cứ vào bản chất của chế tài, phân thành chế tài kinh tế, chế tài hành chính.
Các chủ thể trong một tranh chấp TMQT
- Chính phủ: Một chính phủ có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trong một tranh chấp thương mại quốc tế. Các tranh chấp chính phủ tham gia: Tranh chấp quốc gia – quốc gia (thường là tranh chấp Hiệp định); Tranh chấp quốc gia – thương nhân (thường là tranh chấp đầu tư, trợ cấp xuất khẩu, hợp đồng, …) => Liên quan đến quyền miễn trừ quốc gia.
- Thương nhân: là các cá nhân hoặc tổ chức thường xuyên hoạt động trong TMQT với mục đích kinh doanh sinh lời. Các tranh chấp có thương nhân tham gia: tranh chấp hợp đồng (hợp đồng mua bán, xây dựng, đầu tư, …), tranh chấp về cạnh tranh, nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp đầu tư với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.
- Các tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ nhân danh chính mình tham gia tranh chấp thương mại quốc tế với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp: Là bên thứ ba không có quyền lợi liên quan tham gia vào việc giải quyết tranh chấp với nhiệm vụ đưa ra phán quyết cuối cùng cho tranh chấp. Các cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà án, trung tâm trọng tài, các cơ quan giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế.
Pháp luật giải quyết tranh chấp TMQT
Pháp luật giải quyết tranh chấp TMQT được phân thành 2 loại chính là (1) pháp luật về tố tụng (thủ tục giải quyết tranh chấp) và (2) pháp luật về nội dung (áp dụng để giải quyết thực chất nội dung tranh chấp).
- Pháp luật về tố tụng: luật tố tụng của 1 quốc gia (áp dụng cho thủ tục trước Toà hoặc cơ quan GQTC quốc gia khác); thoả thuận quốc tế (áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên thoả thuận; tập quán quốc tế (do các tổ chức phi chính phủ thu thập và xây dựng thành nguồn tham khảo: quy tắc tố tụng trọng tài của ICC, quy tắc hoà giải UCC, …); thủ tục do cơ quan giải quyết tranh chấp tự xây dựng; thủ tục do hai bên thoả thuận theo các thủ tục mẫu (hai bên tự thoả thuận thủ tục trọng tài trong WTO).
- Pháp luật về nội dung: Hiệp định mà các bên là thành viên; tập quán quốc tế, án lệ quốc tế; luật áp dụng cho các bên lựa chọn (luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, …)
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.