Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Những doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt với các chi nhánh, văn phòng đại diện công ty tại Việt Nam. Với mục đích mở rộng sản xuất, kinh doanh, hiện diện thương mại,… Việc đăng ký thành lập cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khá dễ dàng.

Tuy nhiên vì nhiều lý do mà giấy chứng nhận đăng ký hoàn toàn có thể bị mất, hỏng, hoặc hủy hoại. Khi đó vấn đề đặt ra việc: Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết. Vậy hãy cùng Công ty Luật Hồng Bàng tìm hiểu về vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

2. Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty trong những trường hợp sau:

– Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện, chi nhánh từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

– Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; văn phòng đại diện theo phụ lục II-20 tại thông tư 20/2015/TT-BKHDT;
  • Hợp đồng dịch vụ hoặc văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục;
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục.
  • giấy ủy quyền (nếu có trong việc ủy quyền cho người thực hiện thủ tục).

4. Trình tự, thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Thương nhân đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công thương và được cấp giấy Biên nhận hồ sơ

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

– Sở Công thương tiếp nhận, xem xét , nếu hồ sơ chưa đầy đủ, thì trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Công thương thông báo cho Thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

– Sở Công Thương xem xét và cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thương nhân theo ngày hẹn theo giấy biên nhận hồ sơ lên Sở Công thương nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.