Các định nghĩa
Bản án của Toà án nước ngoài: Là kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp tại toà án nước ngoài; Được tuyên ngoài lãnh thổ của nước nơi nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án đó.
Công nhận và cho thi hành bản án của Toà án nước ngoài: Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị pháp lý của bản án của một quốc gia khác và làm cho bản án đó có hiệu lực cưỡng chế thi hành trên thực tế lãnh thổ quốc gia đó.
Về cơ bản, bản án của Toà án quốc gia chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi quốc gia đó. Tuy nhiên, do tranh chấp Thương mại quốc tế liên quan tới các quốc gia khác nhau nên bản án cần được công nhận hiệu lực pháp luật và được thực thi ở các quốc gia khác.
Nội dung cơ bản
Nguyên tắc công nhận và thi hành:
Điều 26, 27 Công ước Brussels 1968: đương nhiên công nhận bản án được tuyên tại một QG khác mà không yêu cầu bất kì thủ tục tố tụng nào;
Điều 8 Công ước La Haye 2005: bản án của các nước thành viên khác sẽ được công nhận và thi hành trên lãnh thổ các nước thành viên khác; chỉ được từ chối bản án trong trường hợp khác được quy định trong Điều 9 của Công ước
Điều 9 Công ước La Hay 2005:
“a) Thoả thuận vô hiệu theo PL của nước có toà án được chọn, trừ khi toà án được chọn xác định thoả thuận là có hiệu lực;
b) Một bên thiếu năng lực để thiết lập thoả thuận dựa theo luật của nước được yêu cầu;
c) Văn bản tiến hành tố tụng hoặc các văn bản tương đương, bao gồm những yếu tố cần thiết của vụ kiện đã không được tống đạt cho bị đơn trong thời gian đủ cần thiết và bằng cách thức tống đạt mà người đó có thể thực hiện được quyền tranh tụng của mình, trừ khi bị đơn đã tham gia vào tiến trình tố tụng và thực hiện quyền tranh tụng của mình mà không có thông báo để phản đối thẩm quyền của toà án theo quy định của PL nước nơi có toà án đó, hoặc được tống đạt đến bị cáo không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của QG được yêu cầu liên quan đến văn bản tố tụng;
d) Phán quyết được tuyên có sự vi phạm về thủ tục tố tụng;
e) Việc công nhận và cho thi hành rõ ràng không phù hợp với chính sách công của QG được yêu cầu, bao gồm cả tình huống tố tụng cụ thể để ban hành phán quyết không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản trong PL tố tụng của QG đó;
f) Phán quyết không phù hợp với phán quyết đã được tuyên tại QG được yêu cầu với cùng một vụ việc và cùng các bên tranh chấp;
g) Phán quyết không phù hợp với phán quyết đã được tuyên trước đó ở một QG khác liên quan đến cùng vụ việc của cùng các bên, với điều kiện là phán quyết trước đó đáp ứng được các điều kiện cần thiết cho sự công nhận tại QG được yêu cầu”
Điều kiện nộp đơn yêu cầu công nhận và thi hành
Điều 26 Công ước Brussels 1968: Bất cứ bên nào liên quan cần công nhận bản án để làm chứng cứ trong một vụ tranh chấp. PL các QG và các điều ước QT thường quy định các điều kiện sau:
- Bản án của TA đã có hiệu lực PL theo PL của nước nơi đã ban hành ra bản án đó;
- TA nước ngoài có thẩm quyền giải quyết vụ án theo PL của nước nơi bản án đó được yêu cầu công nhận;
- TA của nước ngoài khi xét xử vụ án đã đảm bảo đầy đủ các quyền tố tụng cho đương sự theo PL của nước đó;
- Trước khi bản án của TA nước ngoài có hiệu lực pháp lý, chưa có bản án nào cùng về tranh chấp đã được TA nơi chưa yêu cầu tuyên hoặc công nhận;
- Việc công nhận bản án của TA nước ngoài không trái với PL và trật tự công cộng nơi được yêu cầu công nhận và thi hành bản án đó;
Theo pháp luật Việt Nam
Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án của Toà án nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Phần 7 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó. (Trường hợp bất khả kháng thì thời gian được kéo dài hơn).
Nơi nhận đơn: Bộ Tư pháp Việt Nam hoặc Toà án có thẩm quyền.
Bước 2: Thụ lý và xét đơn yêu cầu: Thụ lý đơn yêu cầu được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự về giải quyết việc dân sự.
Bước 3: Mở phiên họp xét đơn yêu cầu: Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Bước 4: Gửi quyết định của Toà án và kháng cáo, kháng nghị.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.