Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Cụ thể, tài sản trí tuệ là một bộ phận của tài sản vô hình, là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật;

Với nhu cầu mua bán tài sản trí tuệ, cụ thể là sáng chế và sáng kiến, ngày một tăng,  Luật Hồng Bàng xin đưa ra các thư vấn về thủ tục mua sáng chế và sáng kiến như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật 07/2017/QH14-Luật chuyển giao công nghệ
  • Nghị định 76/2018/NĐ-CP-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ

Yêu cầu điều kiện

  • Làm rõ hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
  • Làm rõ hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến;
  • Làm rõ khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trình tự thực hiện

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến đến Bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý xem xét, đánh giá hồ sơ theo trình tự sau:
    • Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;
    • Thực hiện việc đánh giá đối với hồ sơ hợp lệ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;
    • Phê duyệt sáng chế, sáng kiến để xem xét mua.
    • Trường hợp sáng chế, sáng kiến không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.

Đừng để sáng chế bị chôn vùi vào quên lãng'

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến;
  • Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến;
  • Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng;
  • Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao.

Cơ quan thực hiện

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Thời hạn thực hiện

25 ngày làm việc. Cụ thể:

  • Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có): 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; 
  • Đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá: 15 ngày làm việc; 
  • Phê duyệt sáng chế, sáng kiến để xem xét mua: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng.

Dịch vụ của Luật Hồng Bàng

  • Tư vấn về các loại thủ tục cho khách hàng;
  • Soạn thảo, chuẩn bị, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Thay mặt khách hàng nhận kết quả;
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.