Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Đăng ký khai sinh phải được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày em bé ra đời, đây là một việc làm vô cùng quan trong việc đảm bảo quyền lợi của em bé. Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn thì thủ tục đăng ký khai sinh cho con sẽ được thực hiện như thế nào? Liệu trong giấy khai sinh của con có được điền đầy đủ tên bố mẹ hay phải bỏ trống?. Hiểu được vấn đề này, Công ty luật Hồng Bàng với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao xin cung cấp tới Qúy khách hàng dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký khai sinh khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn. Đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện một cách nhanh nhất và chính xác nhất. 

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch;
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật hộ tịch và nghị định 123/20215/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

2. Hồ sơ

-Khi cha mẹ chưa kết hôn thì không có căn cứ xác nhận con là con chung của hai người. Khi đi đăng ký khai sinh cho con thì đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

-Nếu khi đăng ký khai sinh cho con mà muốn trong giấy khai sinh cho con có tên cha thì người cha phải làm thủ tục nhận cha con. Như vậy, sẽ phải thực hiện hai thủ tục đồng thời: thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con.

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì hồ sơ kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
  • Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh như sau không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

  • Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
  • Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Trên đây là những ý kiến tư vấn về vấn đề mà quý khách hàng quan tâm.

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)

Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575

Email: Lienheluathongbang@gmail.com