Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ?

Thuế giá trị gia tăng (Value-Added Tax hay VAT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng. Đây là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước, loại thuế này chiếm khoảng 20 – 30% cho ngân sách nhà nước. Để tìm hiểu thêm về loại thuế này và điều kiện hoàn thuế với cơ sở kinh doanh, Luật Hồng Bàng kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Thuế giá trị gia tăng có một số đặc điểm như:

  • Là loại thuế gián thu (Indirect tax): Là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Đây là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng.
  • Đối tượng chịu thuế VAT là rất rộng: Hầu như hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ: Đây là điểm phân biệt của thuế giá trị gia tăng đối với một số loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HOÀN THUẾ VAT VỚI CƠ SỞ KINH DOANH?

Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm  2013, 2016) quy định các trường hợp được hoàn thuế GTGT gồm:

  • Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
  • Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý. Tuy nhiên, trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan thì không được hoàn thuế.
  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  • Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC HOÀN THUẾ VAT NĂM 2020?

Quy trình hoàn thuế Giá trị gia tăng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 156/2013/TT-BTC. Bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Theo Điều 71 Luật Quản lý Thuế 2019, hồ sơ hoàn thuế phải bao gồm các văn bản:

  1. a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
  2. b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế: Các tài liệu này có thể kể đến Văn bản hoàn thuế theo đúng mẫu quy định; Tất cả các Tờ khai thuế GTGT hàng tháng (photo); Lập Bảng kê tất cả các hóa đơn lớn hơn 20 triệu giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế: Có thể nộp trực tuyến hay trực tiếp hay gửi hồ sơ qua đường bưu chính, người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Cụ thể:

– Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan thuế quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa; trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa;

– Cơ quan hải quan nơi quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất cảnh có hàng hóa thuộc trường hợp hoàn thuế thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế: Lúc này, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

Có thể nói, Quản lý và thực hiện đóng nộp Thuế GTGT là một công việc phức tạp trong mỗi Doanh nghiệp. Nội dung liên quan đến pháp luật, thông tư và nhiều chính sách vì vậy công việc kế toán Thuế cần nhân sự có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm nhiều năm mới có thể đảm trách một cách tốt nhất. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.