Việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch đang được rất nhiều người lựa chọn đầu tư kinh doanh – Pháp luật Việt Nam định nghĩa chung là dịch vụ kinh doanh lữ hành. Với nhu cầu mở rộng thị trường, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới cũng như xuất phát từ chính thực tế nhu cầu của khách du lịch mà kinh doanh lữ hành quốc tế lại trở thành thủ tục khiến nhiều người quan tâm. Thấu hiểu được lỗi quan ngại về thủ tục hành chính của doanh nghiệp, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn luật toàn diện nhất.
Công ty Luật Hồng Bàng sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến kinh doanh lữ hành quốc tế để giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình
1.Kinh doanh lữ hành Quốc tế là gì?
Kinh doanh lữ hành quốc tế là được Luật Du lịch Việt Nam ( Điều 30) hiện hành quy định bao gồm phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng hoạt động này bị hạn chế với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó thì chỉ trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định thì doanh nghiệp nước ngoài mới được thực hiện thêm dịch vụ phục vụ khách du lịch ra nước ngoài, còn lại các doanh nghiệp này chỉ được kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
2.Điều kiện kinh doanh lữ hành Quốc tế
Theo quy định tại Luật Du lịch năm 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch thì Điều kiện xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
–Đăng ký kinh doanh có chứa mã ngành 7911 và 7912 trong Quyết định 27/2018 của Thủ tướng Chính Phủ (Quyết định mới nhất về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam)
-Về Nhân sự
Người điều hành hoạt động ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, được tình bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực:
- Quản lý hoạt động lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Quảng bá, xúc tiến du lịch;
- Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
- Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Việc xác nhận kinh nghiệm này sẽ do cơ quan cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc tiến hành
Về hướng dẫn viên: đảm bảo có ít nhất 03 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
-Vấn đề ký quỹ (Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP)
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế cần thực hiện hoạt động ký quỹ tại ngân hàng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
Lưu ý mức ký quỹ được quy định như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
- Đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 5.000 (Năm trăm triệu) đồng
Ngoài ra cần phải có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp hướng đến.
3.Căn cứ pháp lý
Luật Du lịch năm 2017
Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn chi tiết:
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG
Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)
Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575
Email : lienheluathongbang@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 2, Số 14 Nguyễn Văn Ngọc, Phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Trân trọng!