Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHƯ THẾ NÀO?

Về bản chất, tranh chấp là sự mẫu thuẫn, trái ngược về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Vậy tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Từ định nghĩa trên có thể phân tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành bốn loại, cụ thể:

  • Tranh chấp quyền tác giả có thể có tính chất thuần túy liên quan quyền nhân thân và/hoặc thuần túy liên quan đến quyền tài sản.
  • Tranh chấp quyền liên quan.
  • Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
  • Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.

Khi một tranh chấp xảy ra, Theo pháp luật Việt Nam thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền SHTT, người xâm phạm ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp

Xử lý bằng biện pháp dân sự

+   Tòa án áp dụng những biện pháp dân sự sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT:

+   Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+   Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+   Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+   Buộc bồi thường thiệt hại;

+   Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, Hiện nay, không phải tất cả tranh chấp sở hữu trí tuệ đều là tranh chấp dân sự mà trong trường hợp cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì đây là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Phần lớn các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ hiện nay được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.

Về cơ bản những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thường được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài như: một trong các bên là người/ tổ chức nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, ủy thác tư pháp cho cơ quan địa diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Đối với tranh chấp về kinh doanh thương mại thì giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài thương mại.

Theo đó, sau khi đã xác định được thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử thì tiếp theo cần xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Việc xác định cụ thể thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp cần dựa theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

Xử lý bằng biện pháp hành chính

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:

+   Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+   Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+   Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

+   Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

+   Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.