Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Hiện nay do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, tuy nhiên một vấn đề thực tiễn thường xuyên xảy ra, là doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ đã cam kết trong thời gian cam kết. Có nhiều chủ doanh nghiệp hoang mang, không hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề góp vốn, dẫn đến sai phạm xảy ra và bị xử lý phạt. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp hiểu rõ về vấn đề góp vốn điều lệ? Cần làm gì khi không góp đủ vốn đã cam kết? Chế tài xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ được Luật Hồng Bảng giải đáp chi tiết cho doanh nghiệp:

I. Góp vốn là gì?

Căn cứ khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về góp vốn như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

II. Góp vốn chưa đủ trong thời hạn quy định bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về góp vốn thành lập công ty như sau:

Điều 75. Góp vốn thành lập công ty

  1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
  3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
  4. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.”

=> Như vậy, sau thời hạn quy định mà vẫn chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn cam kết thì phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

III. Có bị phạt do không góp vốn không đủ không?

Như trên đã đề cập, góp vốn không đủ trong thời hạn thì phải tiến hành đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Trường hợp không thực hiện điều chỉnh thì sẽ căn cứ theo khoản 3 và khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:

Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  3. a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
  4. b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
  5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  6. a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
  7. b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
  8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  9. a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
  10. b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;”

=> Như vậy, công ty bạn sau thời hạn quy định mà vẫn chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn cam kết thì công ty sẽ bị phạt theo quy định trên, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

DỊCH VỤ MÀ LUẬT HỒNG BÀNG CUNG CẤP

  • Tư vấn khách hàng, soạn thảo hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ doanh nghiệp
  • Đại diện theo uỷ quyền nộp hồ sơ, bổ sung và nhận kết quả cho Khách hàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG