Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Hiện nay hoạt động thanh toán không sử dụng tiền mặt đã trở nên rất phổ biến đối với khách hàng tiêu dùng. Thanh toán thông qua ví điện tử là một trong những loại dịch vụ trung gian thanh toán đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng một số thông tin về hoạt động cung ứng Ví điện tử như hồ sơ mở ví điện tử, thông tin khách hàng cần cung cấp… để khách hàng có cái nhìn toàn cảnh về hình thức thanh toán này. 

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Thông tư số 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Hồ sơ mở Ví điện tử

  • Đối với Ví điện tử của cá nhân:

(i) Thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định;

(ii) Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi). Khách hàng có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao hoặc bản quét (scan) từ bản gốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử. 

(iii) Thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài);

Khách hàng có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao hoặc bản quét (scan) từ bản gốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử. 

  • Đối với Ví điện tử của tổ chức:

(i) Thông tin của tổ chức mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định;

(ii) Một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở Ví điện tử được thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

(iii) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở Ví điện tử kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;

Khách hàng có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao hoặc bản quét (scan) từ bản gốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử. 

  • Trường hợp cá nhân đăng ký mở Ví điện tử có tài khoản thanh toán được mở thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thì hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm các tài liệu, thông tin sau:

(i) Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ Ví điện tử là cá nhân, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm:

  • căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và 
  • các giấy tờ chứng minh tư cách giám hộ, đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ Ví điện tử. 
  • Các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật theo quy định 

(ii) Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ Ví điện tử là pháp nhân, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm:

  • một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức này được thành lập và hoạt động hợp pháp, 
  • các giấy tờ chứng minh tư cách giám hộ, đại diện hợp pháp của tổ chức đó đối với chủ Ví điện tử. 
  • Các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật, thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức đó theo quy định.
  • Cách thức đăng ký:

Khách hàng có thể đăng ký và gửi Hồ sơ mở Ví điện tử trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử, hoặc 

Các kênh giao dịch trực tuyến của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định của pháp luật.

Tencent và Alibaba nắm giữ cổ phần tại nhiều ví điện tử của Đông Nam Á

Thông tin của khách hàng mở Ví điện tử

  • Đối với Ví điện tử của cá nhân:

(i) Đối với cá nhân là người Việt Nam: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp;

(ii) Đối với cá nhân là người nước ngoài: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh (nếu có);

  • Đối với Ví điện tử của tổ chức:

(i) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; mã số doanh nghiệp và mã số thuế (nếu tổ chức có mã số thuế khác mã số doanh nghiệp); địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại;

(ii) Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở Ví điện tử theo quy định tại điểm a khoản này;

Sử dụng Ví điện tử

  • Việc nạp tiền vào Ví điện tử phải thực hiện từ:

(i) Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng;

(ii) Nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;

  • Khách hàng được sử dụng Ví điện tử để:

(i) Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;

(ii) Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;

(iii) Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng.

Tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng.

Nghiêm cấm việc sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn Ví điện tử hoặc mua, bán thông tin Ví điện tử;

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào Ví điện tử.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.