Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

CISG là gì?

Công ước Viên 1980 (tiếng Anh: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, viết tắt: CISG) áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

Công ước Viên về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc (CISG), được thông qua năm 1980, là một mô hình hữu ích cho các nước đang nổi lên đang xem xét việc ban hành luật hợp đồng và mua bán hiện đại. Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có địa điểm kinh doanh tại các nước là thành viên của công ước, song công ước có sự nhất quán trong việc nhấn mạnh yếu tố tự do hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy định khác.

CISG được soạn thảo bởi nhóm làm việc gồm các luật sư từ khắp các khu vực trên thế giới dưới sự bảo trợ của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL). Nhiều nước đã thông qua CISG, hứa hẹn lần đầu tiên có một luật mua bán quốc tế hiệu quả.

INCOTERMS là gì?

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:

  1. Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
  2. Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

Cần lưu ý rằng, các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.

Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Wikipedia  tiếng Việt

Mối quan hệ giữa CISG và INCOTERMS

CISG và Incoterms là hai nguồn luật tồn tại nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Khía cạnh chung nhất giữa hai văn bản là điều chỉnh vấn đề vận chuyển và chuyển giao rủi ro, cùng gắn việc chuyển giao rủi ro với sự kiểm soát về mặt vật chất hoặc ít nhất là gắn với nghĩa vụ kiểm soát hàng hoá và đảm bảo sự toàn vẹn của hàng hoá. 

Bên cạnh những điểm chung, giữa hai văn bản cũng có những điểm khác biệt, là lý do của mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Cùng là về thời điểm chuyển giao rủi ro, điều khoản FOB trong Incoterms lại giải thích và quy định chi tiết hơn, thể hiện qua cụm từ “kể từ khi hàng hoá được xếp lên tàu”, thay vì quy định “kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất” của CISG. Dù khác biệt không quá lớn nhưng trên thực tế, việc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất chỉ đảm bảo hàng đã đến sân container trong khi quá trình chất hàng hoặc bán hàng nếu không có sự giám sát của bên bán thì cũng tồn tại nhiều rủi ro.

Ngược lại, cũng có những vấn đề Incoterms không điều chỉnh mà các bên buộc phải tìm đến CISG. Điều khoản FAS có quy định bên giao hàng dọc mạn tàu và sau đó phải thông báo thích hợp cho bên mua nhưng lại không xác định rõ thế nào là “thông báo thích hợp” trong khi Điều 27 của CISG có giải thích vấn đề này. Hay về vấn đề vi phạm hợp đồng, Incoterms không quy định cụ thể bản chất của vi phạm hợp đồng nhưng điều này chắc chắn sẽ xảy ra nếu hàng không được giao theo thoả thuận đã được lựa chọn từ Incoterms. Lúc này, CISG với vai trò là nguồn luật điều chỉnh toàn bộ hợp đồng.

Hiệu lực pháp lý của CISG và INCOTERMS 

Mặc dù cùng có mục đích điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Song CISG đương nhiên có hiệu lực điều chỉnh hợp đồng trong nhiều trường hợp (Ví dụ: Hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có trụ sở thương mại tại hai quốc gia thành viên CISG) bởi bản chất của CISG là một điều ước quốc tế. Tuy nhiên, đối với trường hợp của INCOTERMS – đây chỉ được coi là một tập quán về thương mại – đòi hỏi các bên phải lựa chọn nguồn luật này (bằng cách quy định rõ trong hợp đồng) hoặc chỉ có hiệu lực pháp lý đối với hợp đồng nếu được dẫn chiếu tới bởi các quy định pháp luật khác.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.