Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động là một trong những căn cứ chấm dứt quan hệ lao động. Để chấm dứt hợp đồng lao động theo cách này, quan hệ lao động phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định.

 Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ khoản 1 điều 38, Bộ luật lao động năm 2012, người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt trong các trường hợp:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Những trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trong một số trường hợp dù rơi vào điều kiện như đã nêu, nhưng người sử dụng lao động cũng không được đơn phương chấm dứt, cụ thể:

– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật

– Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

– Lao động nữ trong thời điểm kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động bắt buộc thực hiện thủ tục thông báo với cá nhân đó trong thời hạn nhất định. Tùy theo loại hợp đồng mà thời hạn sẽ khác nhau:

– Với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày

– Với hợp đồng lao động xác định thời hạn: ít nhất 30 ngày

– Với hợp đồng mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất 03 ngày làm việc

Hai bên có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian trên nếu như đạt được thỏa thuận.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời hạn 7 ngày làm việc, các bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi mỗi bên. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác của người lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng phải tiến hành trả trợ cấp thôi việc với người lao động làm việc trên 12 tháng, mỗi năm tương ứng một nửa tháng lương trung bình của 6 tháng gần nhất.

Trong một số điều kiện, thời hạn có thể kéo dài lên đến 30 ngày:

– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động

– Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;

– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Mr Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.