Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

DSB (Dispute Settlement Body) là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên WTO theo bất kỳ hiệp định có liên quan nào của WTO (theo Khoản 1 điều 1 DSU).

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của DSB

(1) Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước thành viên tranh chấp:

Các nước thành viên tranh chấp đều bình đẳng như nhau trong việc giải quyết tranh chấp, nguyên tắc này được áp dụng trong:

  • Tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp: khi tham vấn, khi đưa tranh chấp ra Panel, trong quá trình kháng cáo, khi thi hành khuyến nghị, phán quyết của DSB.
  • Hoạt động của các hội thẩm viên, các thành viên trong cơ quan phúc thẩm bình đẳng với nhau trong việc đưa ra ý kiến, quan điểm về các vấn đề cần giải quyết.

(2) Nguyên tắc bí mật:

(i) Nội dung tham vấn giữa các nước thành viên tranh chấp (Khoản 6 Điều 4 DSU);

“6. Quá trình tham vấn phải được giữ bí mật, và không được gây phương hại đến các quyền của bất kỳ Thành viên nào trong bất kỳ một quy trình tố tụng tiếp theo nào.”

(ii) Các cuộc họp của Ban Hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm (trừ trường hợp các bên có liên quan được mời tham gia) (Điều 14 và Khoản 10 Điều 17 DSU)

“Điều 14:Tính bảo mật

1. Việc nghị án của ban hội thẩm phải được giữ bí mật.

2. Các bản báo cáo của ban hội thẩm được soạn thảo không có sự hiện diện của cac bên tranh chấp theo tinh thần của các thông tin đã được cung cấp và các ý kiến đã được đưa ra.

3. Các ý kiến của cá nhân hội thẩm viên được trình bày trong bản báo cáo của ban hội thẩm phải không được ghi tên người phát biểu ý kiến đó.”

U.S. Statement at the October 14, 2019 DSB Meeting - U.S. Mission to  International Organizations in Geneva

(3) Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (đồng thuận nghịch):

Việc ra quyết định thành lập Ban Hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, đều dựa trên nguyên này. Trong mọi trường hợp, Ban Hội thẩm sẽ được thành lập để giải quyết tranh chấp và các báo cáo của Ban Hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm sẽ được thông qua, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở không thành lập Ban hội thẩm hay không thông qua các báo cáo này.

VD: Ban Hội thẩm sẽ không được thành lập nếu tất cả các thành viên phản đối về việc thành lập Ban Hội thẩm.

(4)Nguyên tắc đối xử ưu đãi đối với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển nhất:

Được áp dụng trong các trường hợp:

  • Ban thư kí dành hỗ trợ về mặt pháp lý cho các nước này;
  • Kéo dài một số thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • (Quyền lợi và tình hình kinh tế của các nước này sẽ được chú tới trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp.

=> Đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn tham vấn: tham vấn liên quan đến biện pháp do một bên quốc gia đang phát triển tiến hành, các bên có thể đồng ý kéo dài thời gian được quy định trong khoản 7 và 8 của điều 4 (khoản 10 Điều12 DSU) và quyền lợi của các quốc gia đang phát triển cũng được đặc biệt chú ý (khoản 10 điều 4 DSU).

=> Đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn xét xử của Ban Hội thẩm: Khoản 10 Điều 8 DSU: “Ban Hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm viên từ một quốc gia đang phát triển”. Nếu một quốc gia đang phát triển là bị đơn, Ban Hội thẩm phải dành đủ thời gian để cho quốc gia đang phát triển chuẩn bị và trình bày lập luận của mình (Khoản 10 Điều 12 DSU).

=> Đối xử đặc biệt trong quá trình thực thi phán quyết: Khoản 2 Điều 21 DSU, vấn đề được quốc gia đang phát triển đưa ra thì DSB phải xem xét kĩ lưỡng (Khoản 7 Điều 21 DSU) cũng như phải cân nhắc không chỉ phạm vi áp dụng về thương mại của các biện pháp bị khiếu nại, mà còn những ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển có liên quan (Khoản 8 Điều 21 DSU).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.