Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Định nghĩa về trả đũa thương mại

Trả đũa thương mại (Retaliation) là biện pháp giải quyết tranh chấp của WTO được coi là một sáng kiến quan trọng để giải quyết vấn đề thi hành phán quyết của cơ quan trọng tài quốc tế. Biện pháp giải quyết này được sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích của Bên thắng trong thời gian Bên thua không thể thực hiện được khuyến nghị của DSB (thực hiện trong khi chờ đợi Bên thua thực hiện khuyến nghị). Các biện pháp này không làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của Bên vi phạm.

Theo nghiên cứu thực tế cho thấy. Đa số các vụ tranh chấp về các vấn đề khác nhau của hệ thống thương mại của các nước thành viên WTO trong đó được giải quyết trước khi DSB đưa ra quyết định buộc thi hành án. Tuy nhiên WTO cũng đã phải cho phép áp dụng biện pháp trả đũa trong bảy vụ tranh chấp, và ba trong số đó là các vụ tranh chấp mang tính quan trọng giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.

Cơ sở pháp lý

Điều 22 DSU (Dispute Settlement Understanding) – bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO.

Mục đích 

Thúc đẩy việc thi hành các khuyến nghị của Ban Hội thẩm, cân bằng các lợi ích thương mại.

Các điều kiện tiên quyết để được áp dụng trả đũa

  • Khi bên thua kiện không thực hiện khuyến nghị.
  • Trong vòng 20 ngày sau khi kết thúc hạn hợp lý mà các bên không thỏa thuận được mức bồi thường.
  • Được DSB (Dispute Settlement Body – Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO) cho phép, các biện pháp trả đũa không bị cấm trong các hiệp định có liên quan. khuyến nghị và phán quyết, hoặc cân bằng lợi ích trong thương mại.
  • Trong quá trình thực hiện sẽ được DSB giám sát và phải buộc dừng khi bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ khuyến nghị của DSB.

WTO cho phép EU áp thuế trả đũa đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ |=> Đăng  trên báo Bắc Giang

Các quy tắc điều chỉnh

  • Khoản 4 Điều 22 DSU: Mức độ trả đũa phải tương đương với mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại. 
  • Khoản 1 Điều 22: Trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời, chỉ được áp dụng cho đến khi bên vi phạm thực hiện khuyến nghị.
  • Khoản 3 Điều 22: Các biện pháp trả đũa phải được tiến hành lần lượt theo thứ tự: Trả đũa song hành – Trả đũa chéo lĩnh vực cùng hiệp định – Trả đũa chéo hiệp định.
    • Trả đũa song hành: tạm hoãn thi hành nhượng bộ trong cũng một lĩnh vực mà quyền lợi bị thiệt hại.
    • Trả đũa chéo: Chéo lĩnh vực (trả đũa trên lĩnh vực khác với lĩnh vực bị thiệt hại) và chéo hiệp định (trả đũa theo một hiệp định có liên quan khác).
  • Điều 26: Trả đũa đặc biệt trong khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống
    • Khiếu kiện không vi phạm: Khoản 1 Điều 26 Là các khiếu kiện khi một biện pháp bị phát hiện là làm triệt tiêu, hoặc làm phương hại lợi ích hoặc làm cản trở việc đạt dược mục đích của hiệp định: 
    • Khiếu kiện tình huống: Thủ tục DSU chỉ được áp dụng tới thời điểm khi báo cáo của Ban Hội thẩm gửi đến các thành viên. Với loại khiếu kiện này, kể cả bên thua kiện cũng có thể ngăn cản việc thông qua báo cáo của DSB thông qua phương thức bỏ phiếu phủ quyết, từ đó sẽ không áp dụng được biện pháp trả đũa.

Ý nghĩa 

Biện pháp cưỡng chế trong khuôn khổ DSU chỉ nhằm vào “tương lai”. Nó không có ý nghĩa trừng phạt bên vi phạm do những hành vi gây thiệt hại cho đối tác thương mại của họ, mà mục đích nhằm sao cho bên có lợi ích bị vi phạm sẽ không bị thiệt hại trong tương lai. WTO chỉ cho phép hai biện pháp cưỡng chế: “đền bù” (compensation) và “trả đũa”. Tuy nhiên “đền bù” ở đây hoàn toàn không với ý nghĩa buộc bồi hoàn bằng tiền (đối với những thiệt hại), mà là tháo dỡ các hàng rào thương mại tại nước vi phạm. Còn biện pháp thứ hai – “trả đũa” – chỉ được áp dụng khi các bên không tự nguyện tháo bỏ các hàng rào thương mại phạm pháp (không chịu thực hiện đền bù).

Trả đũa thương mại về mặt pháp lý cũng không ảnh hưởng tới nguyên tắc căn bản của WTO là bởi trong thực tế trả đũa ở đây được xem là những biện pháp “tạm ngưng thực hiện các nghĩa vụ về nhượng bộ thương mại đã cam kết” đối với nước có hành vi vi phạm quy định của WTO.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.