Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Phân biệt Giấy chứng nhận ĐKDN và Giấy chứng nhận đầu tư?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) và Giấy chứng nhận đầu tư là 2 loại giấy tờ thường xuyên được nhắc tới, làm thế nào để phân biệt Giấy chứng nhận ĐKDN và Giấy chứng nhận đầu tư với nhau? Luật Hồng Bàng kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Tiêu chí Giấy chứng nhận ĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp

(khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 68/2014)

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư

(khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 67/2014)

Đối tượng cấp Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan cấp Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Phòng Đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

(khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT)

Nội dung 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

4. Vốn điều lệ

(Điều 29 Luật Doanh nghiệp)

1. Mã số dự án đầu tư

2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư

3. Tên dự án đầu tư

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư

6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn

7. Thời hạn hoạt động của dự án

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn

9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có)

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có)

(Điều 39 Luật Đầu tư)

Trình tự, thủ tục Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng hồ sơ được quy định. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư, sau 05 ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư, trong 15 ngày làm việc cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.