Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Các tội xâm phạm về sở hữu có sự khác nhau ở hình thức thể hiện hành vi, có thể thực hiện ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, các hành vi đó đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình. Một số hình thức thể hiện chủ yếu của tội xâm phạm sở hữu là:

  • Hành vi chiếm đoạt;
  • Hành vi chiếm giữ trái phép;
  • Hành vi sử dụng trái phép;
  • hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, làm lãng phí tài sản.

Hậu quả của hành vi chính là những thiệt hại gây ra cho quan hệ sở hữu và thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất. Hậu quả thiệt hại được mô tả cụ thể trong hầu hết các cấu thành cơ bản của các tội xâm phạm về sở hữu.

Mặt chủ quan: Chủ thể của các tội xâm phạm về sở hữu có thể thực hiện hành vi dưới lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Ngoài ra, động cơ phạm tội khác nhau trong từng tội phạm cụ thể. Nhưng có điều cần lưu ý, trong tội sử dụng trái phép tài sản, động cơ không được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản như các tội xâm phạm quyền sở hữu khác.

Chủ thể:  Hầu hết các tội xâm phạm về sở hữu có chủ thể là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, có một số tội, chủ thể là chủ thể đặc biệt. Chẳng hạn như chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải là chủ thể có quyền, việc thực hiện hành vi phạm tội ảnh hưởng trực tiếp bởi trách nhiệm, quyền hạn của họ.

Khách thể: Khách thể của các tội xâm về phạm sở hữu là quan hệ sở hữu. Quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản đó.

Khi nhắc tới tội xâm phạm quyền sở hữu, một số tội thường thấy nhất có thể kể đến tội Cướp tài sản – Cướp giật tài sản và Trộm cắp tài sản. Dưới đây là sự phân biệt cơ bản 3 tội đó:

Tiêu chí phân biệt Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
Hành vi khách quan Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. – Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản… rồi nhanh chóng tẩu thoát.

– Trong quá trình thực hiện hành vi giật, nếu người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản.

 

– Lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết để chiếm đoạt tài sản một cách lén lút.

– Hành vi lén lút đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà không nhất thiết phải lén lút với tất cả mọi người.

Trạng thái nạn nhân Không thể chống cự Không kịp trở tay Chủ sở hữu, người quản lý tài sản không biết, mất cảnh giác.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.