Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Đến nay, đa số các tranh chấp trong WTO vẫn chưa đi quá các cuộc tham vấn, một phần vì các bên tìm được giải pháp hòa giải thỏa đáng, hoặc vì bên khiếu kiện quyết định không theo đuổi vấn đề xa hơn nữa vì các lý do khác.

Tham vấn trong WTO là gì ?

Đây vừa được coi là một phương pháp giải quyết tranh chấp riêng biệt, vừa được coi là một bước trong quy trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO. Mục đích của tham vấn được quy định tại điều 45 của DSU, đó là để tạo cho các bên một cơ hội để thảo luận vấn đề và tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho các bên mà không phải tranh tụng.

Các quy định về thủ tục tham vấn

  • Thủ tục tham vấn chỉ là thủ tục được tiến hành giữa các Bên với nhau.
  • Đề nghị tham vấn được thành viên yêu cầu tham vấn gửi đến thành viên được đề nghị tham vấn. Hai cơ sở pháp lý để dẫn tới đề nghị tham vấn cho một tranh chấp là Điều 22.1, Điều 23.1 của GATT 1994.
  • Đề nghị này cũng được gửi đến DSB và DSB có trách nhiệm thông báo cho các QG TV về yêu cầu tham vấn nhưng không trực tiếp tham gia vào thủ tục tham vấn.
  • Đề nghị cũng được gửi đến các Hội đồng và Uỷ ban giám sát Hiệp định liên quan
  • Các thành viên chỉ phải gửi một văn bản thông báo tới Ban Thư ký nêu cụ thể các Hội đồng và Uỷ ban liên quan khác.
  • Đề nghị tham vấn phải được đệ trình bằng văn bản và phải đưa ra các lý do đề nghị, xác định các vấn đề gây tranh cãi và chỉ ra các cơ sở pháp lý của bên khiếu kiện.

File:World Trade Organization (logo and wordmark).svg - Wikimedia Commons

Các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp bằng tham vấn tại WTO

  • Điều 4.2 DSU, nguyên tắc “cam kết cân nhắc thiện chí và tạo cơ hội thỏa đáng cho việc tham vấn về bất kỳ ý kiến nào trên bất kỳ biện pháp liên quan đến hiệp định nào”. Thành viên cam kết dành những cân nhắc thiện chí và tạo cơ hội thoả đáng cho việc tham vấn về bất kỳ ý kiến nào do một thành viên khác đưa ra liên quan tới một biện pháp ảnh hưởng tới sự vận hành của bất cứ hiệp định có liên quan nào được thực hiện trên lãnh thổ của thành viên này.
  • Điều 4.6 DSU, nguyên tắc “giữ bí mật về moị thông tin, không gây phương hại đến quyền của các thành viên”. Mọi thông tin trong quá trình tham vấn phải được giữ bí mật, và không được gây phương hại đến các quyền của bất kỳ thành viên nào trong bất kỳ một quy trình tố tụng tiếp theo nào.

Thủ tục tham vấn

  • Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Trường hợp khẩn cấp: ví dụ hàng hoá liên quan có nguy cơ hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày.
  • Nếu vi phạm hai khoảng thời gian trên, thành viên yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu thành lập Panel (Điều 4.3 DSU). (i) Sau 60 ngày khi các cuộc tham vấn bắt buộc đó không đem lại được một giải pháp thỏa đáng cho các bên thì bên khiếu kiện có thể đề nghị được xét xử thông qua Panel (Điều 4.7 của DSU); (ii) Tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn 60 ngày nói trên, nếu cả hai bên tham vấn cùng cho rằng việc tham vấn đã không giải quyết được tranh chấp thì bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập Panel.
  • Thời hạn 60 ngày chỉ là thời hạn tối thiểu để thành viên yêu cầu tham vấn có thể yêu cầu thành lập Panel.

Về bên thứ ba trong các cuộc tham vấn

Nội dung này được quy định tại điều 4.11 DSU.

  • Có thể tham dự vào các cuộc tham vấn nếu họ có “lợi ích TM đáng kể” trong vấn đề được thảo luận tại các cuộc tham vấn
  • Thông báo cho các bên tham vấn về nguyện vọng được tham gia vào tham vấn trong vòng 10 ngày kể từ khi đề nghị tham vấn đầu tiên được gửi tới các thành viên và được tham gia nếu bên khiếu kiện đồng ý yêu cầu tham gia đó là có căn cứ.
  • Bên thứ ba luôn có thể đề nghị tham vấn trực tiếp với bên bị khiếu kiện để mở ra một quá trình GQTC mới.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.