Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Mục đích của việc xây dựng loại chế tài này là nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm và giáo dục ý thức tuân thủ các cam kết đã ghi nhận trong hợp đồng và trừng phạt bên có vi phạm hợp đồng.
Điều kiện áp dụng
Chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được đặt ra nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận; Đây là điểm khác biệt của loại chế tài này so với các loại chế tài khác như: buộc bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, …
Ngoài điều kiện phải được xác lập trong thỏa thuận, để có thể áp dụng trên thực tế chế tài này thì bên yêu cầu áp dụng cần chứng mình được các yếu tố sau:
– Có hành vi vi phạm HĐ;
– Thiệt hại thực tế;
– Hành vi vi phạm HĐ là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.
Mức phạt vi phạm HĐ
Khác với phạt vi phạm trong dân sự, luật thương mại khống chế mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm và phải tuân thể quy định về mức phạt tối đa.
Trường hợp ngoại lệ: Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu phạt vi phạm nếu:
– Trường hợp cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt: không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.
– Trường hợp cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Các biện pháp chế tài khác được áp dụng đồng thời với phạt vi phạm
Ngoài việc phạt vi phạm, chúng ta còn các chế tài khác như:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng
– Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
– Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Trừ trường hợp luật có quy định khác:
– Nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Mr Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!