Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Quyền miễn trừ của Quốc gia:

  • Gồm quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của Quốc gia.
  • Được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia như: Công ước Basel 1972, Công ước của Liên hợp quốc về miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia (Công ước UNJISP 2004), …
  • Các quốc gia có thể sử dụng quyền này như một lá chắn để tránh những bất lợi cho mình khi tham gia quan hệ quốc tế.

Quyền miễn trừ của Quốc gia trong Giải quyết tranh chấp Thương mại quốc tế:

  • Trong Gỉai quyết tranh chấp Thương mại quốc tế, quyền miễn trừ của quốc gia thể hiện chủ yếu trong việc áp dụng quyền miễn trừ tư pháp. 
  • Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, thẩm phán của toà án thuộc quốc gia này không thể ra phán quyết chống lại quốc gia khác nếu không có sự chấp thuận của quốc gia đó. Điều này bắt nguồn từ quy tắc “par in paren non habet juridictionem” (những người ngang nhau không thể phán xét lẫn nhau), nguyên tắc này đã được áp dụng trong lịch sử của luật quốc tế. 
  • Quyền Miễn trừ tư pháp của Quốc gia gồm:

Quyền miễn trừ xét xử tại bất kỳ Toà án quốc gia nào (Immunity From Jurisdiction – IFJ) (Điều 5 Công ước LHQ 2004):

(i) Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có một toà án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn (trong lĩnh vực dân sự).

(ii) Các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ tài phán của quốc gia khác, cụ thể là không thực thi quyền tài phán chống lại quốc gia khác trong một vụ kiện tại toà án nước mình.

(iii) Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc ngoại giao, trừ khi quốc gia đó từ bỏ quyền này. 

Như vậy, về nguyên tắc, các chủ thể có quyền nộp đơn khởi kiện quốc gia nhưng toà án nhận được đơn khởi kiện có quyền thụ lý giải quyết vụ kiện đó không lại phụ thuộc vào ý chí của quốc gia bị kiện;

Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện (Immunity From Execution – IFE) (Điều 18 Công ước LHQ 2004): Trong trường hợp nếu 1 quốc gia đồng ý để toà án nước ngoài thụ lý, giải quyết 1 vụ tranh chấp mà quốc gia đó là một bên tham gia thì toà án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Toà án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép;

Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của toà án (Điều 19 Công ước LHQ 2004): Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một toà án nước ngoài giải quyết 1 tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia đó là bên thua kiện thì bản án của toà án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu quốc gia không tự nguyện thi hành bản án và không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của toà án vẫn phải được tôn trọng.

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Kết luận: 

  • Quyền Miễn trừ tư pháp mang lại những ưu tiên đặc biệt đối với chủ thể quốc gia khiến các chủ thể khác trong quan hệ hợp đồng luôn là bên có ít quyền lợi hơn và thậm chí phải chịu thiệt khi xảy ra tranh chấp. Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên khi tham gia giao kết bị hạn chế nhiều, gây cản trở việc hợp tác giữa quốc gia và một chủ thể khác. Thực tiễn, rất nhiều quốc gia đã chấp nhận từ bỏ quyền miễn trừ khi tham gia giao kết hợp đồng, thể hiện thiện chí hợp tác, đảm bảo sự công bằng và tạo điều kiện để thúc đẩy các giao dịch TM phát triển, đa dạng hoá hơn.
  • Có 2 quan điểm về việc sử dụng quyền Miễn trừ tư pháp của quốc gia: (i) Miễn trừ tuyệt đối: quốc gia áp dụng quyền miễn trừ tư pháp một cách triệt để trên các khía cạnh; (ii) Miễn trừ hạn chế: quốc gia chỉ thực hiện đặc quyền đó trong một số lĩnh vực (quốc gia từ bỏ quyền chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp, hoặc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử, …)

Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia: Theo Điều 19 Công ước Quyền miễn trừ tài phán và tài sản của quốc gia 2004, những tài sản được xác định thuộc quyền sở hữu của quốc gia thì không thể là đối tượng áp dụng các biện pháp tư pháp khi quốc gia đưa vào tham gia các quan hệ dân sự quốc tế. Điều 21 Công ước liệt kê những loại tài sản mà quốc gia được hưởng quyền miễn trừ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.