Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên là hai trong nhiều loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Đây là hai doanh nghiệp có nhiều nét tương đồng, dẫn tới sự nhầm lẫn cho nhiều người. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này vẫn có những sự khác biệt cơ bản. Trong bài viết này, Luật Hồng Bàng sẽ làm rõ hơn về những nét tương đồng và khác biệt giữa hai doanh nghiệp này:

Điểm tương đồng

– Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập.

– Nếu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.

– Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.

– Cả hai loại hình doanh nghiệp đều không được phát hành cổ phiếu.

– Giám đốc, Tổng giám đốc có thể được thuê thông qua hợp đồng lao động.

Điểm khác biệt

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH 1 thành viên
Khái niệm Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Chủ doanh nghiệp Cá nhân Cá nhân, tổ chức
Điều khoản rằng buộc Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN.

Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Không có điều khoản ràng buộc đối với chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.
Vốn góp – Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Không tách biệt tài sản của chủ DNTN với tài sản của DNTN.

– Công ty TNHH một thành viên được quyền thay đổi vốn điều lệ.

– Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty TNHH một thành viên tách biệt.

Cơ chế chịu trách nhiệm Chịu trách nhiệm vô hạn Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của chủ sở hữu với công ty TNHH một thành viên.
Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý. Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ DNTN.

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư.

Trên đây là những nét cơ bản để phân biệt Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH 1 thành viên. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.