Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Phòng vệ chính đáng và Tình thế cấp thiết đều là những quy định của BLHS 2015 mà người thực hiện các hành vi đó không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự do bản chất tình tiết đã loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội. Để phân biệt hai quy định này, Luật Hồng Bàng mời bạn đọc theo dõi bài viết đưới dây:

GIỐNG NHAU:

– Thực hiện hành vi với mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

– Đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên trong cả dân sự hay hình sự thì hai trường hợp này đều không khiến người gây thiệt hại bị truy cứu trách nhiệm.

– Ngoài ra, pháp luật dân sự  cũng có quy định về loại trừ trách nhiệm dân sự cho 02 hành vi trên cũng như chủ thể thực hiện 02 hành vi cũng không phải chiu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra.

– Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự/dân sự và phải bồi thường thiệt hại mình gây ra.

KHÁC NHAU:

Tiêu chí Phòng vệ chính đáng Tình thế cấp thiết
Khái niệm Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

 

Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

 

Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi

 

là những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

 

có thể do hành vi của con người gây ra hoặc do thiên nhiên, sức vật, sự cố kỹ thuật,…

 

Phương thức thực hiện Chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm (Không buộc phải nhỏ hơn) Gây một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Đối tượng cho chính người đang có hành vi xâm phạm pháp luật không cho phép gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết.

 

Ưu tiên trong việc lựa chọn phương thức Không buộc là lựa chọn cuối cùng Là lựa chọn cuối cùng

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.