Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

So sánh việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài với việc công nhận và cho thi hành bản án của toà án nước ngoài

Các điểm giống nhau

Cơ sở pháp lý

  • Phần thứ bảy của Bộ luật TTDS 2015.

Chủ thể yêu cầu công nhận và thi hành bản án/phán quyết

  • Bên được thi hành phán quyết/bản án
  • Chủ thể phải thi hành phán quyết/bản án: (i) cá nhân cư trú và làm việc tại Việt Nam; (ii) CQ, TC có trụ sở chính tại Việt Nam; (iii) tài sản yêu cầu thi hành phải trên lãnh thổ Việt Nam.

Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành: (i) Đều được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự; (ii) Bản án và phán quyết chỉ được thi hành tại Việt Nam khi quyết định công nhận và thi hành có hiệu lực:

  • Thời hạn yêu cầu công nhận và cho thi hành: Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án/phán quyết có hiệu lực PL, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn.
  • Gửi đơn yêu cầu đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của ĐƯQT mà Việt Nam và nước có TA đã ra bả án là thành viên hoặc TA có thẩm quyền của Việt Nam trong trường hợp PL có quy định hoặc ĐƯQT không quy định/không có ĐƯQT liên quan.

Đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án/phán quyết: Yêu cầu đối với Đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án/phán quyết giống nhau (Điều 433 và Điều 452 Bộ luật Dân sự 2015).

Nơi gửi đơn yêu cầu: (i) Bộ Tư pháp (giữa Việt Nam và quốc gia nơi có Trọng tài hay toà án đưa ra bản án hay phán quyết); (ii) toà án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này (điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó).

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu: không được kéo dài quá 02 tháng.

Thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật đề mục “Thư viện”

Các điểm khác nhau

Tiêu chí Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài Công nhận và cho thi hành bản án của Toà án nước ngoài
Phạm vi
  • Phán quyết của trọng tài nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
  • Phán quyết của trọng tài nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại
  • Bản án của toà án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam là thành viên.
  • Bản án của toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và thi hành bản án của toà án nước ngoài nhưng được công nhận và thi hành trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
  • Bản án khác của toà án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và thi hành.
Hiệu lực thi hành
  • Phán quyết của trọng tài nước ngoài được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp lý như quyết định của TA Việt Nam đã có hiệu lực pháp lý.
  • Bản án của toà án nước ngoài công nhận và thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp lý như bản án đã có hiệu lực và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
  • Có các bản án của toà án nước ngoài đương nhiên được công nhận tại  Việt Nam: Bản án không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu công nhận tại Việt Nam được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tranh chấp về thẩm quyền toà án
  • Trường hợp sau khi thụ lý mà toà án xét thấy việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của toà án khác của Việt Nam thì toà án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền.
  • Không có quy định.
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
  • Thời hạn: 2 tháng kể từ ngày thụ lý sau đó ra các quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ/mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
  • Toà án phải mở phiên họp trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
  • Thời hạn: 4 tháng kể từ ngày thụ lý sau đó ra các quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ/mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
  • Toà án phải mở phiên họp trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
  • Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, toà án cấp sơ thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Kháng cáo, kháng nghị
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét đơn yêu cầu hoặc quyết định công nhận và cho thi hành
  • Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét đơn yêu cầu và 15 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định công nhận và cho thi hành, đương sự/người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.