Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID hoặc Trung tâm) được thành lập bởi Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các quốc gia của các quốc gia khác (Công ước ICSID hoặc Công ước).
Điều kiện để đưa một vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài ICSID
- Tranh chấp được đưa ra phán quyết phải là tranh chấp phát sinh trực tiếp từ hoạt động đầu tư theo quy định của hiệp định đầu tư có quy định cơ chế GQTC ICSID.
- Tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp phát sinh giữa một quốc gia thành viên hiệp định đầu tư nêu trên và công dân (pháp nhân hoặc thể nhân) của một QG thành viên khác của hiệp định đầu tư đó mà cả hai quốc gia này đều là thành viên của công ước ICSID, trừ trường hợp áp dụng quy tắc phụ trợ.
- Thủ tục trọng tài ICSID chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận lựa chọn của các bên tranh chấp. Để giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục này, quốc gia và nhà đầu tư phải thỏa thuận với nhau việc lựa chọn trung tâm trọng tài theo các cách:
-
- Quốc gia thành viên thỏa thuận với nhà đầu tư về việc đưa vụ tranh chấp cụ thể đang tồn tại để giải quyết tại Trung tâm ICSID;
- Các quốc gia có thể thỏa thuận trong một Hiệp định đầu tư song phương về việc đưa vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư bên ký kết kia ra giải quyết tại TT ICSID
- Pháp luật của quốc gia thành viên có quy định cho phép đưa vụ tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư ra giải quyết tại trung tâm ICSID
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Bước 1: Đề nghị (thông báo) ra trọng tài
- Thủ tục khởi kiện: nhà đầu tư của 1 quốc gia muốn khởi kiện quốc gia khác thì phải gửi văn bản đề nghị cho Tổng thư kí ICSID, tổng thư kí sẽ gửi bản sao đề nghị đó cho bên kia, gồm các thông tin liên quan đến vấn đề đang tranh chấp, về các bên tranh chấp và thỏa thuận lựa chọn trọng tài.
- Tổng thư kí phải đăng kí đề nghị trọng tài trừ trường hợp tổng thư kí phát hiện ra tranh chấp không thuộc thẩm quyền xét xử của ICSID. Tổng Thư ký phải thông báo ngay cho các bên về việc đăng ký hoặc từ chối đăng ký đề nghị Trọng tài. Tổng Thư ký phải lập sổ đăng ký riêng cho các đề nghị Trọng tài.
- Thủ tục đăng ký đề nghị Trọng tài thực chất là một thủ tục “sàng lọc đơn”. Qua thủ tục đăng ký đề nghị Trọng tài, Tổng Thư ký có thể loại bớt những tranh chấp không thuộc thẩm quyền của ICSID
Bước 2: Thành lập hội đồng trong tài (các bên có thể có thoả thuận trước về việc lựa chọn hội đồng trọng tài hoặc không).
Bước 3: Hội đồng trọng tài xét xử
- Điều 41, Hội đồng Trọng tài sẽ GQTC dựa trên phạm vi thẩm quyền của mình. Nếu có bất kì phản đổi (lodging request) của một bên tranh chấp liên quan tới thẩm quyền của Trung tâm ICSID, hoặc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì Hội đồng Trọng tài sẽ giải quyết phản đối đó bằng cách trả lời như một câu hỏi sơ bộ hoặc ghi nhận vào phán quyết của trọng tài. -> Phản đối sơ bộ
- Điều 42 quy định về luật áp dụng, nếu các bên không có thoả thuận, Hội đồng Trọng tài sẽ áp dụng luật của quốc gia Thành viên tham gia tranh chấp, bao gồm cả các quy phạm Tư pháp quốc tế của pháp luật quốc gia đó và các quy phạm luật quốc tế có liên quan và có thể áp dụng được. Hội đồng Trọng tài có thể GQTC dựa trên nguyên tắc công bằng ex aequo et bono nếu các bên đồng ý.
- Điều 45, trong trường hợp một bên không tham gia vào bất kì giai đoạn nào của quá trình tố tụng thì bên còn lại có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài giải quyết các vấn đề pháp lý và đưa ra phán quyết. Trước khi đưa ra phán quyết, Hội đồng Trọng tài phải thông báo và đưa ra thời hạn cho bên không tham gia để tham gia hoặc nêu ý kiến, trừ trường hợp bên tham gia đó “không mặn mà” gì với việc GQTC và không muốn tham gia nữa
Bước 4: Đưa ra phán quyết
- Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết vụ tranh chấp theo đa số phiếu của các thành viên.
- Phán quyết của Hội đồng Trọng tài phải bằng văn bản và được ký bởi các thành viên tham gia đã biểu quyết. Phán quyết phải giải quyết tất cả các vấn đề được đưa ra giải quyết tại Hội đồng Trọng tài và phải nêu lý do làm cơ sở của phán quyết.
- Bất kỳ thành viên nào của Hội đồng Trọng tài có thể ghi vào phán quyết ý kiến riêng của thành viên đó, ghi nhận việc đồng ý hoặc không đồng ý với quyết định của đa số các thành viên khác.
- Trung tâm không được công bố phán quyết nếu không được sự đồng ý của các bên.
Cần lưu ý rằng, các phán quyết của Hội đồng Trọng tài đưa ra không xem xét lại ở bất kỳ Toà án trong nước nào. Điều đó nghĩa là, khi một quốc gia đã gia nhập Công ước thì quốc gia đó đã từ bỏ quyền xem xét lại phán quyết Trọng tài ICSID rồi
Tuy nhiên, phán quyết của Hội đồng Trọng tài có thể được giải thích, sửa đổi và hủy bỏ bởi chính ICSID.
Bước 5: Công nhận và thi hành phán quyết
- Phán quyết Trọng tài ICSID có giá trị ràng buộc các bên và không thể bị kháng cáo hoặc bị ràng buộc bởi bất kỳ biện pháp nào, trừ các biện pháp đã được quy định tại Công ước.
- Mỗi bên phải tôn trọng và tuân thủ các quy định của phán quyết, trừ trường hợp phán quyết bị đình chỉ theo các quy định có liên quan của Công ước.
- Việc thi hành phán quyết được điều chỉnh bởi pháp luật về thi hành án có hiệu lực tại quốc gia nơi phán quyết cần được thi hành.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.