Tên gọi của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng xuyên suốt cả quá trình hoạt động. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, các công ty vẫn có nhu cầu thay đổi tên. Dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ hướng dẫn cách đổi tên công ty.
I. Lưu ý khi thay đổi tên doanh nghiệp
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp tên doanh nghiệp được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt.
Trong đó, tên tiếng Việt là bắt buộc, còn tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không.
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự:
Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tên riêng, công ty đều phải thực hiện thủ tục thay đổi tên.
Do nội dung con dấu có tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt) và mã số doanh nghiệp, nên khi đổi tên công ty đồng thời phải khắc lại con dấu theo tên mới.
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt thì được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.
Trên con dấu không thể hiện tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp nên khi thay đổi tên, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thay đổi tên công ty mà không cần đổi con dấu.
II. Trình tự thủ tục thay đổi tên công ty mới nhất
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi có Quyết định hoặc Nghị quyết thay đổi tên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 31 Luật Doanh nghiệp, Điều 41 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Bước 1: Kiểm tra khả năng sử dụng của tên công ty mới dự kiến
Tra cứu tên công ty mới trên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia xem có thể sử dụng tên công ty mới hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có)
Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí thay đổi tên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Riêng tại Hà Nội thì thực hiện nộp hồ sơ qua mạng. Sau khi có tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.Cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ.
Bước 4: Khắc lại con dấu nếu thay đổi tên tiếng Việt
Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu pháp nhân mới và đăng thông báo con dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp
Sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.