Cơ sở pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
- Cơ quan, tổ chức không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 145.1 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) .
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận gồm (Điều 145.2 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
- Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 145.3 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):
- Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ: lập biên bản tiếp nhận, ghi vào sổ tiếp nhận (có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận).
- Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình:
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ: chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Viện kiểm sát: chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Trường hợp quy định tại Điều 145.3.c (phát hiện vi phạm nghiêm trọng): trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
- Công an phường, thị trấn, Đồn Công an: tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ, chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Công an xã: tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu, chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!