Nhãn hiệu là một trong những yếu tố giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ này với hàng hóa, dịch vụ khác. Tra cứu nhãn hiệu là một trong những cách biết được nhãn hiệu có được bảo hộ hay không. Vậy cách tra cứu nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?
Nhãn hiệu được bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu được hình thành dưới dạng những chữ cái, những từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp các dấu hiệu, yếu tố đó bằng một hay nhiều màu sắc khác nhau.
Để được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thì nhãn hiệu phải đảm bảo được các điều kiện sau đây:
– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, màu sắc, ký tự hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó.
– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác, đó là không thuộc các trường hợp sau:
+ Là hình học đơn giản hoặc các chữ cái, chữ số thông thường.
+ Những dấu hiệu đã được quy ước hoặc nhãn hiệu nổi tiếng được biết và sử dụng rộng rãi.
+ Nhãn hiệu sử dụng những dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp cũng như số lượng, chất lượng sản phẩm.
+ Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh của chủ thể.
+ Nhãn hiệu chứa dấu hiệu trùng hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp khác…
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
– Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– Mẫu nhãn hiệu kèm theo hồ sơ (05 mẫu) phải giống hệt với mẫu khai trên tờ khai đăng ký.
– Quy chế về sử dụng nhãn hiệu tập thể hay chứng nhận.
– Chứng từ chứng minh việc nộp phí, lệ phí theo quy định
– Tài liệu thuyết minh về chất lượng, tính chất, đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ.
– Bản đồ khu vực địa lý và văn bản của UBND cấp tỉnh cho phép sử dụng địa danh đối với nhãn hiệu tập thể.
– Một số giấy tờ cần thiết khác có liên quan
Trình tự nộp hồ sơ
- Trí tuệ tại Miền Trung hoặc Miền Nam hoặc có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử khi có chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tiếp của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Sau khi nhận được hồ sơ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức hồ sơ trong thời gian 01 tháng, sau đó tiến hành công bố đơn trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thời hạn thẩm định nội dung là không quá 09 tháng từ ngày công bố đơn.
- Nếu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ thể đề nghị.
Cách tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Tra cứu nhãn hiệu là bước thứ nhất để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu để đánh giá được nhãn hiệu có bị trùng, gây nhầm lẫn với các chủ thể khác hay không và cũng là căn cứ để đánh giá nhãn hiệu đó có khả năng được bảo hộ hay không?
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ thì có thể thực hiện bằng cách tra cứu trực tuyến hoặc tra cứu có đối chứng:
Tra cứu trực tuyến: khi muốn tra cứu nhãn hiệu trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia của Cục Sở hữu trí tuệ thì thực hiện theo các bước sau:
B1: Truy cập vào trang web: http://iplib…noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
B2: Nhập điều kiện tìm kiếm như: nhãn hiệu, nhóm SP/DV, phân loại hình, tên sản phẩm/dịch vụ.
B3: Click vào mục “Tìm kiếm” để xem danh sách kết quả.
Lưu ý rằng đối với trường hợp tra cứu trực tuyến thì không mất phí tra cứu, tuy nhiên thì tính xác thực không cao, do đó thì nếu để chắc chắn, bạn đọc nên tra cứu dưới hình thức đối chứng trước khi nộp hồ sơ bảo hộ.
+ Tra cứu đối chứng: muốn tra cứu đối chứng thì chủ thể có nhãn hiệu cần bảo hộ tiến hành gửi hồ sơ tra cứu đối chứng đến Cục Sở hữu trí tuệ.
+ Vì tra cứu đối chứng cho phép tra cứu cả phần hình và phần chữ của nhãn hiệu nên độ chính xác cao hơn là tra cứu trực tuyến.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Mr Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.