Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Hoàng Đức Hoà
Luật sư Tranh tụng

Sự giống nhau

  • Cả hai đều được thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp, mục đích của tội phạm đều nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Chủ thể của hai tội cướp và cưỡng đoạt tài sản đều do bất kỳ người nào thực hiện, khi họ có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định.
  • Về cấu thành tội phạm: Cả hai tội đều có cấu thành tội phạm hình thức (tức chỉ cần có hành vi khách quan được quy định trong luật mà không cần hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi; khi đó tội phạm đã được xem là hoàn thành).

Cướp giật dẫn đến chết người: tội chồng thêm tội - VietNamNet

Sự khác nhau

  • Về mặt hành vi

Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản.

  • Đối với Tội cướp tài sản được thực hiện bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực.

Ví dụ: A kề dao vào cổ B yêu cầu B đưa toàn bộ tiền và các tài sản có giá trị khác trên người B cho A và đe dọa nếu không đưa A sẽ giết B.

Đối với tội cướp tài sản, hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác là ngay tức khắc, làm cho người bị đe dọa thấy rằng nguy hiểm sẽ xảy ra ngay và họ không thể tránh khỏi nếu không giao tài sản. Người bị đe dọa không có điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc hay tìm biện pháp ngăn chặn đối với hành vi mà người phạm tội đang đe dọa, sức mãnh liệt của sự đe dọa làm cho y chí chống cự của người bị đe dọa tê liệt.

  • Đối với tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện bằng hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần, buộc người có trách nhiệm về tài sản giao nộp tài sản nếu không giao nộp tài sản họ sẽ bị áp dụng dùng vũ lực hoặc sẽ bị gây thiệt hại đến nhân thân. Tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản. 

 Ví dụ: A đe dọa B là sẽ giết B nếu trong vòng 1 tuần B không đưa cho A đủ 1 tỷ.

Đối với tội cưỡng đoạt tài sản, hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác là tại một thời điểm trong tương lai, không có nguy cơ xảy ra ngay. Trong trường hợp này, người bị đe dọa vẫn có một khoảng thời gian để cân nhắc, suy nghĩ, tìm biện pháp ngăn chặn. Vì vậy, tội cưỡng đoạt tài sản không có tính chất nguy hiểm bằng tội cướp tài sản.

Một người đang có hành vi của tội cưỡng đoạt tài sản có thể chuyển hóa sang tội cướp tài sản khi mục đích cưỡng đoạt của họ không đạt được và họ có những hành vi đe dọa ngay tức khắc đối với người bị hại.

Hình phạt 

Hai tội cướp và cưỡng đoạt tài sản có hình phạt khác nhau vì tội cướp tài sản có mức độ nguy hiểm hơn so với tội cưỡng đoạt tài sản. Khoản 1 điều 168 về tội cướp tài sản quy định phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; khoản 1 điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản quy định phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Khoản 2 điều 168 về tội cướp tài sản quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm; khoản 2 điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản quy định phạt tù từ 3năm đến10 năm. Hình phạt tù cao nhất của tội cướp tài sản quy đinh tại khoản 3 điều 168 là tù đến 20 năm; Hình phạt tù cao nhất của tội cưỡng đoạt tài sản quy đinh tại khoản 3 điều 170 là tù đến15 năm. Hình phạt cao nhất của tội cướp tài sản là từ chung thân hoặc tử hình; hình phạt phạt cao nhất của tội cưỡng đoạt tài sản là tù đến 20 năm.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.