Điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp NN trong những trường hợp nào? Thời gian luân chuyển là bao lâu? Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2020
– Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Các trường hợp điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp NN
Theo Khoản 1 Điều 40 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng điều động, luân chuyển như sau:
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên mà theo quy định không được giữ quá 02 nhiệm kỳ liên tục ở một doanh nghiệp.
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong những trường hợp trên sẽ là đối tượng bị điều động, luân chuyển.
Thời gian điều động, luân chuyển đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước
Theo Điều 42 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về thời gian luân chuyển như sau:
“Thời gian luân chuyển ít nhất là 36 tháng đối với một lần luân chuyển, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”
Như vậy thời gian luân chuyển đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước ít nhất là 36 tháng đối với một lần luân chuyển, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển đối với người quản lý DNNN
Theo Điều 41 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển như sau:
1. Hàng năm, cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu họp thảo luận, trao đổi thống nhất kế hoạch và nhân sự cụ thể dự kiến điều động, luân chuyển.
3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nơi nhân sự dự kiến điều động, luân chuyển đang công tác và tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nơi nhân sự được dự kiến điều động, luân chuyển đến.
4. Trao đổi trực tiếp với nhân sự về việc thực hiện chủ trương điều động, luân chuyển.
5. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy quy trình thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như trên.
Chế độ, chính sách đối với người quản lý DNNN được điều động, luân chuyển
Theo Điều 44 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển như sau:
- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có người quản lý doanh nghiệp nhà nước được điều động, luân chuyển đến công tác phải chuẩn bị và tạo điều kiện cần thiết để người quản lý doanh nghiệp nhà nước được ổn định sinh hoạt và công tác.
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được điều động, luân chuyển đảm nhiệm chức danh, chức vụ nào thì hưởng chế độ, chính sách tương ứng với chức danh, chức vụ đó theo quy định của pháp luật.
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được điều động, luân chuyển thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày quyết định điều động, luân chuyển có hiệu lực thi hành.
Như vậy chế độ, chính sách đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được điều động, luân chuyển quy định trên.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./