Khi nào cần định giá lại tài sản? Những trường hợp cần định giá lại tài sản? Trình tự thủ tục kết luận định giá tài sản được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như thế nào?
Căn cư pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Khi nào cần định giá lại tài sản?
Theo Điều 218 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau
– Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.
– Trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá tài sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
Những trường hợp định giá lại tài sản
Trường hợp định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn.
Điều 219, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn như sau:
“Trường hợp tài sản cần định giá bị thất lạc hoặc không còn thì việc định giá tài sản được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá”.
Thực tiễn tố tụng cho thấy, có nhiều vụ án, tài sản cần định giá giúp giải quyết vụ án hình sự đã bị thất lạc hoặc không còn. Tuy nhiên, nếu không định giá thì không thể giải quyết hoặc giải quyết không đúng đắn vụ án hình sự. Do đó, việc định giá tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được được về tài sản cần định giá và phải đảm bảo nguyên tắc định giá tài sản: phù hợp với giá thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm, trung thực, khách quan, công khai và kịp thời.
Trường hợp định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt
Điều 220, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt như sau:
“Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lại lần hai của Hội đồng định giá tài sản. Việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Người đã tham gia định giá trước đó không được định giá lại. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án”.
Điều luật quy định về việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt. Thẩm quyền quyết định việc định giá lại tài sản trong trường hợp này là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cáo và Chánh Án Tòa án nhân dân tối cao.
Việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt được tiến hành khi đã có kết luận định giá lại lần hai của Hội đồng định giá tài sản. Việc định giá tài sản phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia định giá trước đó không được định giá lại. Điều luật cũng quy định, kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
Trình tự thủ tục kết luận định giá tài sản
Theo Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau
– Kết luận định giá tài sản phải ghi rõ kết luận về giá của tài sản theo nội dung yêu cầu định giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu định giá tài sản.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận định giá tài sản, cơ quan đã yêu cầu, người yêu cầu định giá tài sản phải gửi kết luận định giá tài sản cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
– Để làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá tài sản có quyền yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá; hỏi thêm Hội đồng định giá tài sản về những tình tiết cần thiết.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.