Doanh nghiệp lớn là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể thế nào là doanh nghiệp lớn; mà thường chỉ nói về quy mô của doanh nghiệp đó; để đánh giá doanh nghiệp đó thuộc loại hình doanh nghiệp nào. Căn cứ trên một loạt các yếu tố về định tính và định lượng; trong đó yếu tố định lượng đóng một vai trò tối quan trọng. Ba chỉ tiêu về định lượng được đặt ra một cách độc lập; và kết hợp với nhau để xác định quy mô của doanh nghiệp là; Lượng vốn mà Doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất; Lực lượng lao động trong Doanh nghiệp; và Quy mô về sản xuất/ Doanh thu từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp lớn thường được xác định; khi có tổng nguồn vốn công ty đạt trên 100 tỷ đồng; và tổng số người lao động công ty từ 300 người trở lên. Có thể thấy rằng, thuật ngữ doanh nghiệp lớn sẽ bao gồm một tập hợp các thực thể kinh doanh; có quy mô lớn dựa trên phương diện về vốn và người lao động; so với mặt bằng phát triển chung của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Đặc điểm của doanh nghiệp lớn
Một số đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp lớn hiện nay:
– Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vị trí then chốt trong việc phát triển kinh tế: Doanh nghiệp lớn tạo ra một khối lượng việc làm lớn; và chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa trong cả một khu vực nhất định.
– Điều hòa, ổn định lại nền kinh tế:
Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng thì các doanh nghiệp lớn; luôn là người tiên phong và là đầu tàu vững chắc trong nền kinh tế quốc gia.
Các công ty và các doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều; và lâu dài giúp cho nên kinh tế luôn giữ được mức ổn định; và làm giảm bớt các biến động kinh tế.
– Tạo nên các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng thiết yếu: Các doanh nghiệp lớn; hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề chủ đạo trong nền kinh tế. Tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp cụ thể như tập đoàn dầu khí quốc gia; tập đoàn điện lực, tập đoàn than và khoáng sản….
– Đóng góp một lượng lớn GDP trong kinh tế của quốc gia.
– Có nguồn vốn đầu tư lớn và có khả năng tiềm lực tài chính kinh tế vững chắc; nên có thể nhanh chóng thay đổi cập nhật; và tiếp cận với sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
– Có sức cạnh tranh mạnh về nguồn vốn, nguồn nhân lực; và thương hiệu tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Tạo ra sự cân bằng giữa hoạt động sản xuất và kinh doanh cho một nền kinh tế; thay vì chỉ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
Xác định quy mô doanh nghiệp lớn
– Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản; là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng; đến 100 tỷ đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.
– Đối với doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng: là những doanh nghiệp; có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng; và có số lao động từ 200 đến 300 người.
– Đối với doanh nghiệp Thương mại và dịch vụ: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn; từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và có số lao động từ 50 đến 100 người.
Vai trò của doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay; doanh nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo do nắm giữ những ngành nghề kinh doanh; mang tính chất độc quyền, then chốt trong quốc gia.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn hiện nay nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; nên thông qua các doanh nghiệp này; Nhà nước còn có thể tiến hành điều chỉnh một số những khiếm khuyết của nền kinh tế.
Mặc dù Quốc hội và Chính phủ có nhiều những chính sách ưu đãi; quy định khuyến khích phát trển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhưng không thể phủ nhận rằng, doanh nghiệp lớn vẫn không ngừng nâng cao vị trí vai trò đối với nền kinh tế.
Theo cách phân loại doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay; thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 7% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế; nhưng với 7% các doanh nghiệp đó lại nắm giữ những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng; cũng như một khối lượng vốn rất lớn của cả nước.
Lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp lớn đem lại là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp lớn đem lại của cải cho nền kinh tế; tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong khu vực; và cung cấp mức thu nhập ổn định cho đại bộ phận người lao động của họ. Nếu doanh nghiệp lớn phát triển thì đồng nghĩa với việc nền kinh tế của đất nước càng lớn mạnh.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.