Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Giám định di chúc giả? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2005
  • Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009

Luật sư tư vấn

Trước hết, vụ án liên quan đến di chúc chính là vụ án về tranh chấp di sản thừa kế. Theo qui định, nếu bản di chúc bị tuyên là vô hiệu – tức là không có giá trị pháp lý, thì xem như là không có tờ di chúc nữa. Khi đó, di sản sẽ được chia theo qui định của pháp luật. Tức là các đồng thừa kế (ở hàng thứ nhất là : vợ, chồng, con) sẽ được hưởng mỗi người một phần bằng nhau.

Qua đó, có thể thấy hậu quả của việc bản di chúc được/bị Tòa tuyên là “có giá trị” hay “không có giá trị” (vô hiệu) là hoàn toàn khác nhau.

Để xác định một bản di chúc là giả mạo hay không có nhiều cách. Trong đó, việc giám định chỉ là một trong những biện pháp mang tính kỹ thuật mà thôi.

Theo qui định của pháp luật, di chúc là một văn bản, thể hiện ý chí/ý nguyện của người có tài sản, để lại tài sản của mình cho một hay nhiều cá nhân/tổ chức nào đó. Di chúc phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc qua đời.

Về nguyên tắc, bản di chúc phải bảo đảm những nguyên tắc cơ quan sau đây: Do chính người có tài sản lập, trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tự nguyện (không bị ai ép buộc). Ngoài ra, về hình thức phải rõ ràng, không bị tẩy sửa, có chữ ký hay dấu lăn tay của người lập di chúc, nội dung di chúc không được trái với qui định của pháp luật…

Để chứng minh một tờ di chúc là giả mạo hay không, người ta thường tìm ra một trong những “kẽ hở” liên quan đến những vấn đề như nói ở trên. Chẳng hạn như chứng minh tại thời điểm lập di chúc, người viết di chúc không còn minh mẫn; câu chữ trong tờ di chúc mâu thuẫn, khó hiểu, bị sửa chữa, bôi xóa; chữ ký trong tờ di chúc không phải là chữ ký của người lập di chúc … vv và vv…

Để chứng minh các vấn đề trên, có nhiều nội dung không nhất thiết phải cần giám định. Thông thường, đối với di chúc người ta chỉ giám định chữ ký hay dấu vân tay mà thôi. Còn chữ viết thì không mang ý nghĩa quan trọng, vì người lập di chúc có thể nhờ người khác viết dùm hay đánh máy vi tính chẳng hạn.

Còn việc giám định sẽ được thực hiện ở giai đoạn vụ việc đã đưa ra tòa án. Khi đó, bên phản bác giá trị của bản di chúc sẽ phải làm Đơn yêu cầu giám định gửi cho Tòa án. Trên cơ sở đó, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định – chẳng hạn là đối với chữ ký trên tờ di chúc. Thông thường, cơ quan giám định là cơ quan thuộc Bộ công an, của Nhà nước.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !