Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.
- Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật dân sự 2015
- Nội dung
Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng, theo đó:
“Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho vợ chồng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật khi thực hiện các giao dịch liên quan tới nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng thì vợ chồng phải có sự thỏa thuận với nhau chứ không được tự ý một mình thực hiện các giao dịch đó. Nếu 1 bên tự ý tiến hành giao dịch mà không có sự đồng ý của bên còn lại thì giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu.
Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Để được tư vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRÂN TRỌNG!