Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Giấy chứng nhận trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã quý hiếm nhóm I,II theo quy định Pháp luật Việt Nam. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định đã được công khai và báo cáo với cơ quan Kiểm lâm sở tại. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với phòng tài nguyên môi trường cấp huyện, trạm Thú y cấp huyện và chính quyền cấp xã, kiểm tra thực tế trại nuôi sinh trưởng, sinh sản động vật hoang dã, quý, hiếm, lập biên bản kiểm tra giao lại cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ.
- Địa điểm: Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm.
- Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày thứ 2,4,6 trong tuần (không tính ngày lễ, tết).
- Trình tự: Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn ngày trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng theo quy định thì hướng dẫn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoàn thiện lại theo đúng quy định.
Bước 3. xử lý hồ sơ.
– Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã, quý, hiếm và tham mưu cho Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản ĐVHD quý, hiếm nhóm I,II theo quy định Pháp luật Việt Nam.
– Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi, thì Chi cục Kiểm lâm thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi biết.
Bước 4. Trả kết quả:
- Địa điểm: Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm (nơi tiếp nhận hồ sơ).
- Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày thứ 2,4,6 trong tuần (không tính ngày lễ, tết).
- Trình tự: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả giấy hẹn, nhận kết quả và ký vào sổ giao nhận của cơ quan Kiểm lâm.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Kiểm lâm sở tại và Chi cục Kiểm lâm Tỉnh, thành phố.
Hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Đơn xin gây nuôi vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm gửi cho Chi cục Kiểm lâm có xác nhận của chính quyền xã, phường. thị trấn (01 bản gốc, không mẫu).
– Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã, quý, hiếm, gửi cho Chi cục Kiểm lâm có xác nhận của chính quyền xã, phường. thị trấn (01 bản gốc, không mẫu).
– Hồ sơ chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia:
+ Hợp đồng mua bán con giống (01 bản sao có chứng thực).
+ Hoá đơn bán hàng bán hàng theo quy định của pháp luật (01 bản sao có chứng thực).
+ Đơn xin xác nhận nguồn gốc của bên bán có xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại (01 bản sao có chứng thực).
+ Biên bản kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm sở tại xác nhận chủng loại, nguồn gốc ĐVHD xin vận chuyển (01 bản sao có chứng thực).
+ Bảng kê ĐVHD do bên bán lập có xác nhận của Chi cục Kiểm lâm (01 bản sao có chứng thực).
+ Giấy phép vận chuyển đặc biệt của Chi cục kiểm lâm sở tại bên bán cấp (01 bản sao có chứng thực).
– Phương án đầu tư phát triển chăn nuôi động vật hoang dã hoang dã quý, hiếm, có xác nhận của chính quyền địa phương (01 bản gốc, không mẫu).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ chính.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
– Chi cục thú y
– Sở tài nguyên và môi trường
– Phòng cảnh sát môi trường
– Trạm thú y cấp huyện
– Phòng tài nguyên và môi trường huyện
– Chính quyền xã, phường, thị trấn (cấp xã).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
Phí, lệ phí: Không
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
– Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.
– Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.
– Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.
– Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
– Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được Chi cục kiểm lâm cho phép
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ngày 03 tháng 12 năm 2004.
– Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ; V/v quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm: Điều 8, khoản 1,2 phát triển động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
– Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ, về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Điều 9, khoản 1; điều 10, khoản 1; điều 11, khoản 1 quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã, quý, hiếm.
– Quyết định số: 1021/QĐ-TTg ngày 27/09/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát, buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến 2010: Hành động 11 và hành động 14.
– Chỉ thị Số 478/TTg-NN Ngày 31/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ V/v Xử lý nuôi nhốt trái phép đối với động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.
– Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã (mục 1).
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575