Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Đi cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác thương mại, sự gia tăng trong lưu thông hàng hóa suốt thời gian qua có khả năng ẩn chứa nhiều rủi ro về mặt sức khỏe đối với không chỉ con người mà cả động thực vật. Hiệp định SPS (Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên WTO trước các rủi ro qua xâm nhập của sâu hại và dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tìm cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của các biện pháp SPS (Các biện pháp về Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật) tới thương mại.

Hiệp định này đặc biệt quan trọng với Việt Nam khi đất nước chúng ta có thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, thủy hải sản…

Nội dung chính của Hiệp định SPS

Hiệp định SPS chủ yếu quy định về các nội dung sau:

  • Quyền và nghĩa vụ thành viên tham gia hiệp định (Điều 2)
  • Hài hòa hóa các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Điều 3)
  • Tính tương đương (Điều 4)
  • Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ động thực vật phù hợp (Điều 5)
  • Thích ứng với các điều kiện khu vực không có hoặc ít sâu bệnh (Điều 6)
  • Minh bạch chính sách (Điều 7 và Phụ lục B)
  • Kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp nhận (Điều 8 và phụ lục C)
  • Trợ giúp kỹ thuật và đối xử đặc biệt và khác biệt (các điều 9

    antibiotici-acquista.com

    ,10 và 14)

Nhằm mục đích hài hoà hoá các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm trên một diện rộng nhất có thể, các thành viên được khuyến khích căn cứ các biện pháp của mình trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế nếu chúng đã ban hành. Tuy nhiên, các thành viên có thể duy trì hoặc đưa ra các biện pháp mà đưa lại kết quả là các tiêu chuẩn cao hơn nếu có các biện chứng khoa học hoặc như là hệ quả của một quyết định về rủi ro đồng nhất dựa trên đánh giá rủi ro thích đáng. Hiệp định giải thích rõ ràng các thủ tục và tiêu chuẩn đối với đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ phù hợp về vệ sinh động thực vật. sts zakłady bukmacherskie

Trade safe food via SPS measures | Hinrich Foundation

Pháp luật Việt Nam tiến đến phù hợp với hiệp định SPS

 Tại các thị trường xuất khẩu, dù Việt Nam chưa hay đã là thành viên WTO thì hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vẫn phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp SPS mà nước nhập khẩu đặt ra. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã có quy chế thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong trường hợp các quy định liên quan của nước nhập khẩu vi phạm các nguyên tắc của WTO thông qua việc tự khiếu nai, khiếu kiện tại nước nhập khẩu hoặc đề nghị Chính phủ can thiệp qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.

Mặc dù nội dung các quy phạm pháp luật không có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên mức độ cụ thể hóa và tiến bộ trong xây dựng pháp luật của Việt Nam được thể hiện tương đối rõ. automaty online na pieniadze Hiện nay, khung pháp lý về Vệ sinh anh toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm dịch động thực vật của chúng ta đã tương đối đầy đủ với hệ thống các văn bản pháp luật như Luật An toàn thực phẩm, Luật Thú y, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật…. cùng các pháp lệnh và nghị định liên quan đến vấn đề này.

Thực tiễn hiệp định SPS tại Việt Nam hiện nay

Công tác kiểm dịch thực vật (KDTV) có vai trò hết sức quan trọng trong bảo đảm an toàn các mặt hàng nông sản từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Tuy nhiên, lực lượng KDTV ở nước ta hiện nay khá mỏng, vì thế đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác KDTV khi mỗi năm có hàng trăm nghìn lô hàng xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu. automaty online gry

Cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hoàng Trung cho biết, hệ thống KDTV ở Việt Nam đã hình thành, phát triển gần 50 năm và đã có những bước phát triển về hệ thống kiểm dịch từ trung ương đến cơ sở. Hiện nay, kinh tế đất nước ta đang phát triển và hội nhập sâu rộng, do vậy, khối lượng hàng hóa nông sản xuất, nhập khẩu cũng tăng theo. Theo thống kê từ năm 2005 đến nay, số lượng hàng hóa tăng gấp hơn 10 lần và số cửa khẩu mới mở cũng tăng hơn hai lần. Nếu tính toàn bộ các cửa khẩu quốc tế, đường mòn, lối mở, nước ta có khoảng 115 cửa ngõ như vậy. Việc giao lưu, thông thương hàng hóa hiện nay từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại vì vậy ngày càng lớn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.