Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hỏi: Ông A, bà B chung sống với nhau như vợ chồng từ 2.2.1989 (đủ điều kiện nhưng không đăng kí kết hôn) và có 2 con chung là N sinh năm 1996 và H sinh năm 2000. Nhờ tài kinh doanh bất động sản, năm 1997, ông A đã mua dc 1 ngôi nhà trên phố trị giá 2 tỷ đồng và đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà đó. Cuộc sống chung của A, B sau do mâu thuẫn trầm trọng. Ngày 1.1.2001, ông A làm đơn xin ly hôn với bà B. phần con chung là N và H, cho rằng mình có đủ điều kiện kinh tế, ông mong muốn nhận nuôi cả 2. Về tài sản, ông A đề nghị TA chia đôi trị giá khối tài sản chung vợ chồng hiện có (…) trị giá trên 900 triệu đồng. Riêng ngôi nhà trên phố, ông A đề nghị được nhận lại vì theo ông đây là tài sản có được nhờ chính công sức của ông, là tài sản riêng của ông.Theo anh chị:

1. Tòa án có công nhân hôn nhân hợp pháp của ông A và bà B do họ đã “sống chung như vợ chồng” như trên không? Tại sao?

2. Nếu giải quyết việc ly hôn giữa A và B. Toà án phải ra phán quyết về tranh chấp giữa các bên như thế nào?Vì sao?

Trả lời

1. Tòa án vẫn công nhận hôn nhân của ông A và bà B là hôn nhân hợp pháp vì những căn cứ sau:

Căn cứ điểm b,c Điều 3 Quyết nghị 35/2000/NQ-QH10 quy định: “Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 để giải quyết”.

Trong tình huống trên, ông A và bà B chung sống với nhau từ năm 1989, theo quy định của pháp luật cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà không đi đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Tuy nhiên, ông A và bà B ly hôn năm 01/01/2001, đối với pháp luật thời kì đó vẫn công nhận là vợ chồng

2. Theo căn cứ từ ý a, ông A và bà B được coi là vợ chồng. Do đó, khi một hoặc hai bên tiến hành yêu cầu ly hôn sẽ là căn cứ áp dụng luật như sau: “Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Như vậy, nếu A và B đưa việc ly hôn ra Tòa giải quyết, Tòa án sẽ căn cứ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn”.Về việc giải quyết về con, Tòa sẽ tuân theo thỏa thuận giữa các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được, Tòa sẽ căn cứ vào nguyện vọng của các con, điều kiện kinh tế và điều kiện phát triển của con cái để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Về tài sản, tài sản của ông A và bà B xác định là tài sản chung giữa hai vợ chồng.

Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”.

Trong trường hợp này, tài sản đều phát sinh trong thời kì hôn nhân cho nên có nhiều khả năng Tòa án sẽ tiến hành chia đôi khối tài sản trên

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

TRÂN TRỌNG!