Sản xuất, kinh doanh là một những lĩnh vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thị trường, năng lực tài chính, năng lực quản lý, sự phát triển khoa học công nghệ…Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đảm bảo được các yếu tố trên để có thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa tạm ngừng hoạt động, giải thể doanh nghiệp hay tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau đây,
Luật Hồng Bàng sẽ đưa ra những hậu quả pháp lý nếu doanh nghiệp không làm thủ tục giải thể khi đã ngừng hoạt động như sau:
I. Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2014
– Nghị định 155/2013/NĐ-CP
II. Các trường hợp buộc phải giải thể
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
III. Quy định pháp luật về xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản trong thời hạn quy định về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh theo quy định của pháp luật
– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
– Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thực tế đã ngừng kinh doanh mà không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì xem như là chưa ngừng hoạt động, vì vậy ngoài việc phải nộp các khoản thuế truy thu thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo hướng nộp chậm hoặc không nộp các loại tờ khai thuế và tiền thuế.
– Doanh nghiệp được cho là trốn thuế không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Và nếu hành vi trốn thuế của doanh nghiệp có dấu hiệu hình sự thì doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó còn có thể bị xử lý như sau:
+ Phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm khi:
“Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng hoặc; Dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc;Đã bị kết án về tội này hoặc; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các Điều: 153 đến 160, 164, 193 đến 196 230, 232, 233, 236 và 238 Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
+ Phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi:
Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng hoặc; Tái phạm về tội này.
+ Phạt tù từ 2 đến 7 năm khi:
Số tiền trốn thuế từ 600 triệu đồng trở lên; Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng và người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi: đưa hối lộ; chống hoặc gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế, và các hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr. Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
Công ty Luật Hồng Bàng./.