Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hiệp định GPA (tiếng Anh: Agreement on Government Procurement, viết tắt: GPA), hay còn gọi là Hiệp định mua sắm chính phủ, là một thỏa thuận đa phương trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa chính thức gia nhập hiệp định này, tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ càng các hiệp định, cụ thể ở đây là GPA 2012 sẽ là bước chuẩn bị quan trọng trước khi Việt Nam chính thức gia nhập bởi nếu tham gia vào GPA, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích lớn.

Nguyên tắc minh bạch trong khuôn khổ WTO

Nguyên tắc minh bạch trong WTO được hiểu bao gồm minh bạch về chính sáchminh bạch về tiếp cận thị trường.

 Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. campobet kaszinó online Đồng thời, việc ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách cần được thực hiện theo một chiều hướng nhất định để tránh gây ra trình trạng doanh nghiệp bất ngờ và không dự đón trước được vì thay đổi đột ngột.

Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh.

Nguyên tắc minh bạch theo hiệp định GPA

Trong thương mại quốc tế, khi tiến hành những hoạt động mua sắm, các chính phủ thường muốn dành “sự ưu tiên” cho các nhà cung cấp trong nước thông qua việc sử dụng một số biện pháp như quy định các quy tắc mua sắm ưu tiên; cấm mua các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài hoặc từ nhà cung cấp nước ngoài; hạn chế cơ hội tiếp cận đối với hoạt động mua sắm Chính phủ của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nước ngoài hoặc nhà cung cấp nước ngoài thông qua chỉ định thầu và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, hoặc đưa ra các yêu cầu cụ thể “khép kín” về tiêu chuẩn kỹ thuật….

Tuy nhiên, xu hướng đó đã phần nào tạo ra rào cản đối với quá trình tự do hóa thương mại quốc tế và gây ra một số tác động tiêu cực ở cấp độ khu vực và thậm chí là trên toàn cầu. Chính vì vậy, WTO đã đưa ra những quy định cụ thể về minh bạch hóa trong hiệp định GPA – hiệp định mua sắm chính phủ để có thể đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và thực hiện các nguyên tắc chung như nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc,…

GPA 2012 quy định về nguyên tắc minh bạch tại 2 điều XVI – Tính minh bạch của thông tin đấu thầu và Điều XVII – Công bố thông tin.

Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử; đồng thời, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường mua sắm Chinh phủ của hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp nước ngòai, cũng như đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát sự tuân thù đối với các quy định của GPA.

Theo nguyên tắc minh bạch, (1) Các đơn vị mua sắm có ba nghĩa vụ bao gồm: (i) cung cấp thông tin cho các nhà cung cấp; (ii) công bố thông tin về các hợp đồng đã trao; (iii) lưu trữ văn bản, các báo cáo và tài liệu điện tử trong vòng ít nhất là 3 năm kể từ ngày trao hợp đồng cho nhà thầu thắng thầu; (2) Các thành viên chỉ có một nghĩa vụ, đó là thu thập và báo cáo số liệu cho Ủy ban Mua sắm chính phủ của WTO (Điều XVI). Điều này đảm bảo cho sự hạn chế hay đối xử không công bằng của chủ đầu tư đối với các nhà thầu không phải thuộc nước thành viên của hiệp định ở mức thấp nhất. berki krisztián sportfogadás

Về vấn đề công bố thông tin, GPA 2012 quy định rõ những thông tin nào cần và không cần phải công bố (Điều XVII). tippmix nyeremenyjatek Các thành viên, bao gồm cả các đơn vị mua sắm sẽ không phải công bố bất kỳ thông tin nào liên quan tới một nhà cung cấp cụ thể nếu điều đó có thể làm ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp.

Qua đó, ta có thể thấy được mức độ hoàn thiện của hiệp định này, các quy định được chi tiết hóa giúp các thành viên tham gia vào hiệp định có thể dễ dàng nội luật hóa hơn.

The Role of the World Trade Organisation in International Development –  ReviseSociology

Liên hệ với Việt Nam

Nếu tham gia vào GPA, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích lớn. Ở Việt Nam, mua sắm công hay còn gọi là mua sắm chính phủ chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP (từ 7% năm 2007 tăng lên đến 22% năm 2010 – theo một tài liệu của MUTRAP (2010) con số này có thể lên tới 36%) nhưng đã trở thành một trong những khoản chi tiêu kém hiệu quả nhất trong nền kinh tế gắn liền với thất thoát và tham nhũng , từ đó dẫn tới nợ công cao và lạm phát cao. Vì vậy, chi tiêu chính phủ ở Việt Nam bao gồm những khoản mua sắm công được xác định là một lĩnh vực cấp bách cần phải được cải cách. Do đó, dưới góc độ kinh tế cũng như chính trị, Việt Nam có một động lực rất lớn để gia nhập hiệp định GPA để thúc đẩy hơn nữa tính hiệu quả của mua sắm công nói riêng và chi tiêu chính phủ nói chung.

Trong 3 nguyên tắc chính của GPA (bao gồm không phân biệt đối xử

, minh bạch và công bằng thủ tục) thì nguyên tắc minh bạch là thách thức rất lớn cho các nước khi tham gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, bởi bên cạnh những tác động tích cực của minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định, thì việc khó thực thi về mặt kỹ thuật, cũng như những tác động tiêu cực trong ngắn hạn của minh bạch hóa đối với nền kinh tế cũng cần được cân nhắc.

Tính minh bạch thể hiện trong hệ thống pháp luật của Việt Nam được đáh giá là đã dần từng bước tiếp cận đến các yêu cầu của GPA. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của (Nguyễn Thị Thu Trang, 2016), Việt Nam không mạnh dạn cải thiện mức độ minh bạch một cách mạnh mẽ ngay tại thời điểm Việt Nam sửa đổi Luật Đấu thầu năm 2013, nguyên nhân nằm ở “việc thực hiện các quy định cũng là về minh bạch và cạnh tranh trong nhóm “chưa tuân thủ” đòi hỏi các nỗ lực lớn hơn, với các chi phí thực hiện có thể cao hơn”. Các chi phí ở đây có thể sẽ bao gồm chi phí sửa đổi luật, chi phí tổ chức thực thi quy định sau sửa đổi, các chi phí từ phía doanh nghiệp, ….

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.