Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Mối quan hệ giữa ngành luật đất đai và ngành luật dân sự. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

            Trước hết, Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật đất đai do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều kiện các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân.

            Như vậy giữa hai ngành luật này có mối quan hệ đan xen với nhau:

– Chế định quyền sở hữu của hai ngành luật đều được Hiến pháp và Bộ luật dân sự ghi nhận; song chế định và quyền sở hữu đối với đất đai lại là một quyền đặc biệt (chỉ nhà nứoc mới có) còn quyền sở hữu về tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự lại chuyển nhượng cho, tặng, một cách tự do.

            => Ví dụ: người dân không có người huỷ hoại đất đai nhưng họ lại có quyền tiêu hủy các tài sản khác thuộc sở hữu của mình như xe máy, ô tô, đồ dùng gia đình…

– Tài sản đất đai khi được Nhà nước cho phép chuyển quyền sử dụng từ chủ sử dụng đất này sang sử dụng đất khác thì thủ tục chuyển quyền sử dụng đất là một hình thức hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự, nhưng thi thực hiện các thủ tục chủ  đất phải tuân theo các quy định của pháp luật đất đai

            => Ví dụ: Anh A muốn chuyển nhượng quyền sử dụng cho anh B thì phải lập hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thoả thuận mà 2 bên. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng giữa hai bên phải thực hiện đúng quy định mà pháp luật đất đai về chuyền nhượng quyền sử dụng đất.

– Hai ngành luật dân sự và luật đất đai đều có chung phương pháp điều chỉnh là phương pháp thoả thuận, song mức độ thoả thuận mà ngành luật đất đai áp dụng bị hạn chế bởi ý chí của Nhà nước – chủ sử dụng đất chỉ được thoả thuận trong phạm vi Nhà nước cho phép. Tuy nhiên trên thực tế do sự vận động của nền kinh tế thị trường, một số quan hệ đất đai chuyển dần thành quan hệ dân sự do Nhà nước đang dân sự hoá các quan hệ pháp luật đất đai (ví dụ: hợp đồng chuyển quyền, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, tặng cho quyền sử dụng đất…).

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !