Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hỏi: Nghĩa vụ dân sự riêng của 1 bên vợ chồng được thanh toán bằng tài sản riêng của bên đó.

Trả lời:

Khẳng định đúng. Vì:

Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng:

“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.”

Theo quy định trên, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, bao gồm:

“1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”

Như vậy, khi thực hiện các nghĩa vụ trên, vợ hoặc chồng phải thanh toán bằng tài sản riêng của chính bên đó.

Để được tư vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

TRÂN TRỌNG!