Thẻ ATM là một phương tiện hết sức tiện dụng và dễ dàng để người dùng truy cập, sử dụng. Hiện nay, ngày càng nhiều người tiếp cận đến với phương tiện này và trong đó có những khách hàng hiện còn đang ở lứa tuổi học sinh. Như vậy, quy định cụ thể về độ tuổi để làm thẻ ATM nội địa là như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Hồng Bàng sẽ đưa ra các thông tin chi tiết về các quy định độ tuổi thành lập thẻ ATM.
Thẻ ATM là loại thẻ gì?
Thẻ ATM là một loại thẻ được phát hành bởi các tổ chức tín dụng theo chuẩn ISO 7810 với mục đích phục vụ, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch tài chính và phi tài chính. Ngoài ra, mỗi loại thẻ ATM có thể thực hiện những chức năng khác nhau, hiện nay có 3 loại thẻ ATM chính bao gồm:
– Thẻ trả trước: Là loại thẻ yêu cầu khách hàng gửi tiền vào trước mới có thể sử dụng, cho phép khách hàng tặng hoặc giao cho người khác sử dụng, thẻ chỉ có thể dùng để chi tiêu trong hạn mức số tiền đã được gửi vào. Khác với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, loại thẻ này không yêu cầu khách hàng liên kết với tài khoản ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện đăng ký và sử dụng dễ dàng.
– Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng. Loại thẻ này yêu cầu khách hàng phải thực hiện đăng ký trực tiếp và có đủ điều kiện để đăng ký, hiện nay thẻ ghi nợ có thể dành cho cá nhân doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu,… Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với hạn mức số tiền gửi trước trong tài khoản đó.
– Thẻ tín dụng: Là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng. Loại thẻ này yêu cầu khách hàng thực hiện đăng ký trực tiếp và có đủ điều kiện để thực hiện đăng ký. Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng chi tiêu số tiền đã được gửi trong tài khoản nhưng chưa dừng lại ở đó, bạn có thể chi tiêu bằng số tiền tạm ứng từ ngân hàng với hạn mức phụ thuộc vào cấp độ thẻ và quy định của từng ngân hàng khác nhau. Khách hàng khi sử dụng khoản tiền tạm ứng này sẽ phải hoàn trả số tiền này đúng hạn để tránh bị tính lãi suất (thường là từ 30 – 45 ngày)
ATM là trong tiếng Anh là cụm viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine. Cụm này dịch ra trong tiếng Việt có nghĩa là máy rút tiền tự động.
Độ tuổi được phép làm thẻ ATM?
Theo quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng thẻ ngân hàng, đối tượng được sử dụng thẻ bao gồm:
– Trong trường hợp chủ thẻ chính là cá nhân:
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
– Trong trường hợp chủ thẻ phụ:
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước
- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và phải được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ không được thấu chi, thẻ trả trước.
Như vậy, ở độ tuổi 17 thì các cá nhân vẫn có thể thực hiện việc đăng ký làm thẻ ATM mà không cần có sự cho phép của người đại diện theo pháp luật. Đây là một quy định nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các chủ thể trong xã hội.
Những thủ tục phải thực hiện khi đăng ký thẻ ATM
Để có thể đăng ký làm thẻ ATM, quý khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước khi đi đăng ký. Tùy theo mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những quy định về những quy trình đăng ký thẻ khác nhau song nhìn chung, quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người làm thẻ;
- Xác định đúng độ tuổi của mình trước khi làm thẻ. Trong trường hợp cá nhân làm thẻ là người dưới 15 tuổi nếu muốn làm thẻ atm thì phải có người bảo lãnh.
Quý khách hàng cần lưu ý phải mang đầy đủ giấy tờ cần thiết khi đi đăng ký, nếu không ngân hàng sẽ không thực hiện các thủ tục đăng ký cho quý khách hàng.
* Nếu quý khách hàng có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng cho công ty hay chi nhánh, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Innosight law để được hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ trong thời gian sớm nhất.
Làm thẻ ATM mất phí bao nhiêu?
Đây cũng là câu hỏi thường gặp khi đi đăng ký làm thẻ ATM. Câu trả lời là khoản phí của việc mở thẻ atm sẽ giao động từ 50.000 đến 150.000 nghìn đồng tùy vào ngân hàng làm thẻ.
Đồng thời, khi thực hiện các hoạt động giao dịch trên thẻ, quý khách hàng cũng sẽ bị tính phí bởi các giao dịch khác nhau rút tiền, chuyển khoản…
Với mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về các mức phí khác nhau. Quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ về thông tin và dịch vụ của các ngân hàng để sử dụng dịch vụ tiện lợi nhất cho các hoạt động của mình.
Làm thẻ ATM qua internet có tốt không?
Công nghệ phát triển cho phép con người thực hiện sử dụng các dịch vụ qua phương tiện mang internet. Qua đó, quý khách hàng hoàn toàn có thể làm thẻ atm tại nhà mà không cần ra ngân hàng để làm việc. Tuy nhiên, điều này không áp dụng tại mọi ngân hàng trong nước. Quý khách hàng thực hiện việc đăng ký trực tiếp tại ngân hàng sẽ được các nhân viên nhiệt tình hướng dẫn thực hiện thủ tục và thông tin của quý khách sẽ được đảm bảo tính bảo mật hơn.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Làm thẻ ATM. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!