Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Người chết không để lại di chúc thì tài sản phân chia như thế nào? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Quy định của pháp luật

Khi người chết không để lại di chúc thì vấn đề phân chia tài sản thừa kế sẽ được quy định bởi pháp luật tại Bộ luật dân sự (thừa kế theo pháp luật). Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp
  • Những người thừa kế theo di chúc đều đã chết
  • Người thừa kế theo di chúc không có quyền hoặc từ chối nhận tài sản

Một vấn đề quan trọng cần phải xác minh trước khi áp dụng thừa kế theo pháp luật là những tài sản nào sẽ được phân chia. Nếu người chết có vợ, chồng và có tài sản chung của vợ chồng thì phải phân biệt những tài sản đó trong phân chia với tài sản riêng của người đã mất.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng hoặc từ chối quyền nhận di sản; chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Quy định của pháp luật về thứ tự hưởng thừa kế là như sau:

  • Hàng thứ I: Vợ, chồng, cha/ mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
  • Hàng thứ II: Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột; cháu ruột của người chết là ông/bà nội, ông/bà ngoại
  • Hàng thứ III: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác/chú/cậu/cô/dì của người chết; cháu ruột của người chết là bác/chú/cậu/cô/dì; chắt ruột của người chết là cụ nội, chụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Một khái niệm nữa có liên quan là thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là khi bố mẹ và con qua đời cùng một lúc hoặc con chết trước và để lại di sản thì cháu (con của con) sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Ngoài ra, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !