Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Nguyên tắc khi Nhà nước thu hồi giải phóng mặt bằng. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.
– Cơ sở pháp lý: Điều 74 Luật đất đai năm 2013
– Nội dung cụ thể:
Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
- Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Việc đền bù hiện nay còn có nhiều bất cập, hạn chế. Mức đền bù chưa thoả đáng nên các hộ gia đình, cá nhân không chịu di dời đi chỗ khác, đồng thời các khu tái định cư có chất lượng kém, Nhà nước vẫn chưa có nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý cho các đối tượng di dời. Điều này đã làm gián đoạn tiến độ giải phóng mặt bằng ảnh hưởng xấu tới việc đầu tư, xây dựng các dự án đã đề ra và gây thiệt hại thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước.
Đền bù vừa thuộc quan hệ dân sự, vừa thuộc quan hệ hành chính. Nó thuộc quan hệ dân sự vì mức đền bù là sự thoả thuận thoả đáng, hợp lý giữa các bên, đền bù thuộc quan hệ hành chính vì quyết định thu hồi đất, quyết định mà Nhà nước đối với các trường hợp đã được đền bù nhưng không chịu di dời xuất phát từ ý chí, mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước và nó chịu sự điều chỉnh của luật hành chính.
Trân trọng !