Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Khi đã thành lập doanh nghiệp, bạn luôn phải vận động không ngừng để thích nghi với điều kiện của thị trường, đối thủ, và nhu cầu của khách hàng. Chính vì điều đó, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần thay đổi để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quý doanh nghiệp cũng cần phải chú ý tới các quy định của pháp luật về những thông tin cần thay đổi khi doanh nghiệp thay đổi cũng như thông báo thay đổi đến cơ quan quản lý. Sau đây, đội ngũ Luật sư Doanh nghiệp của Luật Hồng Bàng xin được cung cấp cho các bạn một số lưu ý sau:

  1. Khi thay đổi tên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Tên doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thương hiệu của doanh nghiệp. Dựa vào thực tế kinh doanh và nhu cầu thị trường mà không ít các doanh nghiệp muốn thay đổi tên khác phù hợp. Ngoài việc lựa chọn được tên công ty ưng ý thì doanh nghiệp cần hiểu những vấn đề thay đổi đi kèm như thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác để việc thay đổi tên doanh nghiệp để không gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh tiếp theo.

  1. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần biết gì?

Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp cần biết hiểu địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật không? Việc thay đổi địa chỉ khác quận, huyện cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp. Trường hợp thay đổi địa chỉ cùng quận, huyện thì không cần thay đổi con dấu, cũng như thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần biết gì?

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là việc mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất là bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Bởi vậy, doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào không bị cấm, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện hoặc ngành nghề nào là ngành kinh doanh không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

  1. Khi thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần biết gì? 

Khi thay đổi (tăng hoặc giảm) vốn điều lệ doanh nghiệp cần hiểu rõ những loại hình doanh nghiệp nào được tăng hoặc giảm vốn điều lệ?  Loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? Đó là những vấn đề được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình. Khi tăng hay giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần dựa vào cả yếu tô ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bởi điều này liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu. Ngoài ra còn những vấn đề khác liên quan từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

  1. Khi thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc khi thành viên mong muốn góp thêm hoặc giảm vốn thì cần thay đổi cơ cấu vốn góp. Cần lưu ý vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật hoặc trường hợp tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…

Khi thay đổi thông tin thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Các thông tin thành viên thay đổi liên quan đến chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khâu, địa chỉ… cần cập nhật kịp thời trên giấy đăng ký doanh nghiệp (giấy đăng ký kinh doanh) để thuận lợi trong công việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước…

Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải hiểu được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý khác nhau. Ngoài ra, cũng cần biết loại hình doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi được sang loại hình nào, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển đổi ra sao…

     Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

 Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!