Việc nộp phạt vi phạm giao thông phát sinh tương đối phổ biến, song những người thực hiện việc nộp phạt có thật sự nắm rõ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục nộp phạt vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Nhận thấy tình trạng trên, Công ty Luật Hồng Bàng sẽ mang đến các nội dung liên quan đến nộp phạt vi phạm giao thông trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01/07/2013
- Nghị Định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ
- Nghị Định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ
Vi phạm hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm. Hành vi này theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Thủ tục nộp phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông là gì?
Hình thức mà các cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định 81/2013/NĐ-CP và tài khoản 16 Điều 1 của Nghị định 97/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
-
- Người vi phạm có thể thực hiện nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt. Với những người vi phạm giao thông trên mức cảnh cáo thì phải thực hiện nộp phạt cho kho bạc nhà nước. Quy định này được nêu chi tiết tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP.
- Người vi phạm có thể thực hiện nộp trực tiếp hoặc thực hiện chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Đây là một hình thực nộp phạt trực tuyến. Nhờ hình thức này mà người dân sẽ không phải mất thời gian và công sức đến kho bạc để nộp mà chỉ cần tìm thông tin về số tài khoản của kho bạc và chuyển số tiền phạt theo số tài khoản đó là hoàn thành việc nộp phạt của mình.
- Người vi phạm có thể thực hiện nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt trong các trường hợp sau:
-
- Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng đối với khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
- Tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể thực hiện nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Pháp luật luôn có các quy định nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Người vi phạm có thể thực hiện nộp phạt vào Kho bạc nhà nước sử dụng dịch vụ bưu chính công ích. Nhìn chung, trong các hình thức nộp phạt nêu ở trên thì đây vẫn là một hình thức tương đối mới. Quyết định này được áp dụng theo Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ. Cụ thể, việc thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện được Chính phủ cho phép.
Do đó, kể từ tháng 02 năm 2016, người tham gia giao thông vi phạm có thể đóng tiền phạt qua đường bưu điện. Khi mà người dân ở các vùng nông thôn, các vùng không có điều kiện kinh tế tốt còn chưa quen với việc sử dụng hệ thống trực tuyến để thực hiện việc nộp phạt thì đây sẽ là hình thức rất hữu ích, giúp đỡ người dân trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh đó, kể từ ngày 01/07/2020, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, người dân hoàn toàn có thể lựa chọn việc thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Khi đó, Cảnh sát giao thông sẽ căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để thực hiện việc trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Chậm nộp phạt vi phạm giao thông
Trong trường hợp người vi phạm chậm nộp tiền phạt lỗi vi phạm giao thông thì có bị phạt thêm tiền không? Cụ thể như thế nào?
Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt phải thực hiện nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc thực hiện nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn thực hiện nộp phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Quy định này không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Chú ý: Số ngày chậm nộp phạt có bao gồm cả những ngày lễ và ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Những điều cần chú ý khi đi nộp phạt
Cảnh sát giao thông là người thi hành công vụ khi muốn phạt ai, phạt bao nhiêu tiền…thì đều phải dựa trên quyết định xử phạt có chữ ký và đóng dấu của bộ giao thông. Người vi phạm cần đọc kỹ các lỗi vi phạm cửa mình tương ứng với mức phạt của từng lỗi. Sau khi đã thực hiện xem xét, đối chiếu lại đúng thì mới thực hiện nộp phạt. Ngoài số tiền phạt tương ứng với hành vi vi phạm, người vi phạm không phải nộp thêm bất cứ một khoản tiền nào khác.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Nộp phạt vi phạm giao thông. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!