Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

      Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có quyền thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và phải mang tên của doanh nghiệp. 


      Vậy câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Sau đây, đội ngũ Luật sư Doanh nghiệp của Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp cho các bạn một số sự phân biệt cơ bản và quan trọng nhất giữa văn phòng đại diện và chi nhánh để các bạn có được sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình.

  1. Khái niệm chi nhánh, văn phòng đại diện

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh).

  1. Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

– Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp nào đó (ngân hàng, tổ chức kinh doanh, công ty…)

– Không có tư cách pháp nhân

– Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.

– Thừa sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.

 

  1. Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
  • Chi nhánh

 – Chi nhánh của một doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia(có thể là ranh giới của huyện, tỉnh, hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia)

– Chi nhánh được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ như doanh nghiệp mẹ của mình.

– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc luôn cũng có thể thuê mướn lao động…và có phạm vi quyền hạn hơn là có thể thực hiện 1 phần/ toàn bộ hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp (như ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ của công ty);

  • Văn phòng đại diện

 – Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.

– Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.

Văn phòng đại diện: Là đơn vị phụ thuộc có thể thuê mướn lao động (hợp đồng lao động), xúc tiến thương mại (hợp đồng quảng cáo sản phẩm…) nhưng không được thực hiện hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp;

  1. Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

Mỗi mô hình đều có điểm lợi riêng, tùy thuộc theo nhu cầu mà bạn lựa chọn mô hình cho phù hợp. Nếu bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh ở nước ngoài thì thành lập văn phòng đại diện. Còn nếu trong nước thì có thể thành lập chi nhánh công ty.

Chú ý: Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện do Chính phủ quy định.

Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

 Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!