Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Quy định về cưỡng chế kiểm điểm bắt buộc khi thu hồi đất. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được quy định tại Điều 70 Luật đất đai 2013. Theo quy định của Luật đất đai 2013, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền sử dụng đất, việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật. Khi tiến hành thực hiện cưỡng chế, thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế phải được thự hiện trong giờ hành chính.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, thì Phòng Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc gồm:
a) Thông báo thu hồi đất;
b) Văn bản đề nghị kiểm đếm bắt buộc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) nơi có đất thu hồi về quá trình vận động, thuyết phục người sử dụng đất theo quy định để thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đã có khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất);
đ) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định kiểm đếm bắt buộc theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013.
1. Kiểm đếm bắt buộc được áp dụng trong trường hợp nào?
Kiểm đếm bắt buộc được áp dụng trong trường hợp được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013:
“Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiếm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.”
2. Quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc cho việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc gồm:
- Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
- Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
- Điều kiện áp dụng cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc
Theo khoản 2 Điều 70 Luật đất đai 2013, việc tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ tất cả các điều kiện sau:
– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;
– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình tiến hành cưỡng chế, nếu như người bị áp dụng quyết định kiểm đếm bắt buộc từ chối không nhận biên quyết định cưỡng chế hoặc người đó vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
- Thẩm quyền áp dụng cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc
Theo khoản 3 Điều 70 Luật đất đai 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
- Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau:
a) Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;
b) Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hồ sơ ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc gồm:
a) Quyết định kiểm đếm bắt buộc;
b) Văn bản đề nghị cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trân trọng !