-
Hoạt động quảng cáo
– Điều kiện quảng cáo theo điều 20, Luật quảng cáo 2012 bao gồm:
- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
- Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
– Các phương tiện quảng cáo được phép sử dụng theo Điều 17 Luật Quảng cáo 2012, bao gồm:
- Báo chí.
- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Phương tiện giao thông.
- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
– Các hành vị bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
- Các hành vi xâm phạm lợi ích cộng đồng và trật tự kinh tế xã hội: quảng cáo hàng cấm; quảng cáo làm tiết lộ bí mật quốc gia, quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông,…
- Các hành vi không lành mạnh: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục,…
- Các hành vi xâm phạm tới lợi ích của cá nhân, tổ chức khác: xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân, có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cho phép, có nội dung cạnh tranh không lành mạnh,…
- Các hành vi xâm phạm lợi ích khách hàng: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao bì, nhãn hiệu,…
- Các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật: Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Quy định về khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng
Theo quy định, khi thực hiện hoạt động khuyến mại, tổ chức bốc thăm trúng thưởng thì cần phải thực hiện công khai thông tin như sau bao gồm:
- Tên của hoạt động khuyến mại;
- Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyến mại;
- Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại;
- Trường hợp lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với các điều kiện cụ thể thì trong thông báo phải nêu rõ hoạt động khuyến mại đó có kèm theo điều kiện và nội dung cụ thể của các điều kiện.
Theo khoản 2 Điều 88 Luật Thương mại 2005, đối tượng được thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng bao gồm:
- Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
Thương nhân thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng phải làm thủ tục hành chính thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, những trường hợp sau không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo chương trình bốc thăm trúng thưởng:
- Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;
- Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải công khai các thông tin trên dưới các hình thức sau:
– Đối với hàng hóa: công khai tại địa điểm bán và nơi bày bán; trên hàng hoá hoặc bao bì hoặc bất kỳ cách thức nào khác nhưng phải được đính kèm với hàng hóa khi hàng hóa được bán.
– Đối với dịch vụ: công khai tại địa điểm cung ứng hoặc bất kỳ cách thức nào khác nhưng phải được đính kèm với dịch vụ khi dịch vụ được cung ứng.
Doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định về hạn mức tối đa của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, cụ thể là tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại khi áp dụng hình thức khuyến mại bốc thăm trúng thưởng như sau: Đảm bảo hạn mức không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Đồng thời doanh nghiệp phải tổ chức công khai khi xác định kết quả trong chương trình bốc thăm trúng thưởng, việc xác định kết quả trúng thưởng phải được thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng và phải được lập thành biên bản.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng.