Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Theo Điều 87 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, các tổ chức, cá nhân Việt nam hoặc nước ngoài có hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ đều có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho sản phẩm do mình cung cấp. Thương nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất, với điều kiện người sản xuất đó không sử dụng nhãn hiệu và không phản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể có quyền đăng ký “nhãn hiệu tập thể” để các thành viên của mình sử dụng theo một “quy chế sử dụng” chung. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký “nhãn hiệu chứng nhận” theo một “quy chế chứng nhận” và bản thân tổ chức đó không được tiến hành sản xuất, kinh doanh lọai hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có thể cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) liên quan; đồng thời, phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc phải sử dụng cho sản phẩm mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nêu trên có thể chuyển giao quyền đăng ký cho người khác bằng hợp đồng văn bản, nếu bên nhận đáp ứng các điều kiện như người có quyền đăng ký tương ứng.

Theo Khoản 3, Điều 12 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể thực hiện quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madridnhư sau: nộp đơn theo Thoả ước Madrid nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam; nộp đơn theo Nghị định thư Madrid, nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước thành viên của Nghị định thư Madrid mà không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Cục Sở hữu Trí tuệ là cơ quan tiếp nhận và xử lý các đơn đăng ký quốc tế dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

 Trân trọng !