Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

  1. Khái niệm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

        Khoản 1 Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) và Điều 20a Nghị định 100/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 85/2011/NĐ-CP quy định tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.

         Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được hiểu là sự bao hàm các sản phẩm chứa đựng các yếu tố đặc thù của di sản nghệ thuật, được duy trì và phát triển bởi một cộng đồng trong nước, hoặc bởi các cá nhân phản ánh các tác phẩm văn học nghệ thuật truyền thống của một cộng đồng. Có thể hình dung các đối tượng này ở  bốn nhóm cơ bản:

– Loại hình thể hiện bằng ngôn từ (lời nói) bao gồm: truyện, thơ, câu đối dân gian;

– Loại hình được thể hiện bằng âm nhạc (nhạc) gồm: bài hát và nhạc cụ dân gian;

– Loại hình được thể hiện bằng hành động (qua ngôn ngữ hình thể) bao gồm các điệu múa, vở kịch và nghi lễ nghệ thuật dân gian;

– Loại biểu đạt lồng trong một vật thể, có thể nhận thấy qua xúc giác bởi lẽ nó tồn tại dưới dạng hữu hình, bao gồm các bức tranh vẽ, tượng, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, khảm; mộc, tác phẩm kim loại, đá quý, dệt, thảm, trang phục nhạc cụ và các hình mẫu kiến trúc dân gian. Đối với loại hình này, tác phẩm vật thể nên nhất thiết phải được thể hiện bằng một chất liệu tồn tại hữu hình.

  1. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ 2005  sửa đổi bổ sung 2009) và Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định:

 + Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nêu trên được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.

 + Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

 + Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.

  + Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

 Trân trọng !